2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người lao động nam sau khi vợ sinh con cũng được hưởng chế độ thai sản, tuy nhiên chế độ thai sản của người lao động nam có vợ sinh con thông thường khác với chế độ thai sản của người lao động nam có vợ mất sau khi sinh con. Vậy mức hưởng chế độ thai sản của người lao động nam có vợ mất sau khi sinh con như thế nào? Có những trường hợp nào lao động nam được hưởng chế độ thai sản sau khi vợ mất do sinh con? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 10 Thông tư số số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong trường hợp người lao động nam không tham gia bảo hiểm xã hội, ngược lại, vợ của người lao động nam (tức người mẹ sinh con) có tham gia bảo hiểm xã hội, đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản nhưng mất sau khi sinh con thì người lao động nam (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con của người mẹ đã mất) được hưởng chế độ thai sản cũng như thời gian nghỉ thai sản còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.
Như vậy, mức hưởng thai sản mà người lao động nam được hưởng trong trường hợp này thực tế là chế độ thai sản của người mẹ sinh con, với mức hưởng căn cứ vào thu nhập và mức đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ, dẫn đến công thức tính mức hưởng bảo hiểm xã hội chính là công thức tính mức hưởng chế độ thai sản theo tháng của người mẹ:
Mức hưởng chế độ thai sản 01 tháng = (Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tháng thứ 6 trước khi nghỉ thai sản của người mẹ + Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tháng thứ 5 trước khi nghỉ thai sản của người mẹ +…+ Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tháng thứ 1 trước khi nghỉ thai sản của người mẹ)/6
Trong đó:
- Mức lương đóng bảo hiểm xã hội không bao gồm cả mức lương đã trừ thuế thu nhập cá nhân (do lương đóng bảo hiểm xã hội trước khi đóng thuế).
- Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tháng thứ 1 trước khi nghỉ thai sản, tức là mức lương đóng bảo hiểm xã hội ngay trước tháng sinh của người lao động nữ (nếu người lao động nữ sinh con trước ngày 15 của tháng) hoặc là mức lương đóng bảo hiểm xã hội (nếu người lao động nữ sinh con sau ngày 15 của tháng).
- Do mức hưởng là mức trung bình của 06 tháng, nên có thể nói thời gian tính mức hưởng bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào các tháng tròn.
Ví dụ: A không tham gia bảo hiểm xã hội nhưng vợ của người lao động A là B có tham gia bảo hiểm xã hội liên tục trong 03 năm gần đây với mức đóng bảo hiểm xã hội mỗi tháng trong 06 tháng trước khi nghỉ thai sản là 8.000.000 Đồng (3 tháng trước khi nghỉ thai sản), 6.000.000 Đồng cho 03 tháng trước 03 tháng. Sau khi sinh con thì B mất, suy ra người lao động A được hưởng chế độ thai sản thay vợ với mức như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản trong 01 tháng của A = (8.000.000 x 3 + 6.000.000 x 3)/6
= 7.000.000 (Đồng)
Tức là, A được hưởng 7.000.000 Đồng mỗi tháng cho đến khi hết thời gian nghỉ thai sản còn lại của B theo quy định của pháp luật.
Khác với trường hợp trên, trường hợp cả người lao động nam và vợ (người mẹ sinh con) đều tham gia bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật nhưng người mẹ mất sau khi sinh con, theo Điểm b Khoản 2 Điều 10 Thông tư số số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha (tức người lao động nam) chứ không phải của người mẹ (vợ của người lao động nam), dù người lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của người mẹ. Có thể hiểu là:
Thời gian người lao động nam được hưởng chế độ thai sản = Thời gian người mẹ sinh con được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật – Thời gian người mẹ sinh con đã hưởng chế độ thai sản trước khi mất
Mức hưởng chế độ thai sản 01 tháng của người lao động nam = (Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tháng thứ 6 trước khi nghỉ thai sản của người lao động nam + Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tháng thứ 5 trước khi nghỉ thai sản của người lao động nam +…+ Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tháng thứ 1 trước khi nghỉ thai sản của người nam)/6
Có thể nói, mức hưởng của người lao động nam không phụ thuộc vào mức hưởng của người vợ sinh con nhưng thời gian người lao động nam được hưởng chế độ thai sản thay vợ phụ thuộc vào thời gian hưởng chế độ thai sản của vợ.
Ví dụ: Người lao động C và vợ là D đều tham gia bảo hiểm xã hội trong 03 năm liên tục với mức bảo hiểm xã hội của người lao động C là 10.000.000 Đồng (03 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thay vợ mất) và 7.000.000 Đồng (03 tháng trước 03 được nâng lương lên 10.000.000 Đồng) và D là 8.000.000 Đồng liên tục. D mất sau khi sinh con. Sau khi D mất, C nghỉ việc ở nhà hưởng chế độ thai sản của vợ, chăm sóc con. Trong trường hợp này, người lao động C được hưởng chế độ thai sản như sau:
Chế độ thai sản C được hưởng trong 01 tháng = (10.000.000 x 3 + 7.000.000 x 3)/6 = 8.500.000 (Đồng)
Vậy người lao động C được hưởng mức 8.500.000 Đồng cho mỗi tháng cho đến khi hết thời hạn hưởng chế độ thai sản của D theo quy định của pháp luật.
Xem thêm:
Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động nam có vợ mất sau khi sinh con như thế nào? (Phần 2)
Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động nam có vợ mất sau khi sinh con như thế nào? (Phần 3)
Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh