2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 2 Điều 58 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014:
“Điều 58. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Tức ta có công thức:
Mức trợ cấp một lần = (Số năm đóng bảo hiểm xã hội của người lao động – Số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%) x (0,5 x Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội)
Trong đó:
Là số năm người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm cả thời gian nghỉ thai sản, nghỉ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp mà vẫn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội). Số năm đóng bảo hiểm xã hội của người lao động phải lớn hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%.
- Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018: số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% là 30 năm đối với người lao động nam, 25 năm đối với người lao động nữ
- Lao động nữ nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi: số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% là 30 năm
- Lao động nam nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi: số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% là 31 năm (tính đến năm 2018), 32 năm (tính đến năm 2019), 33 năm (tính đến năm 2020), 34 năm (tính đến năm 2021), 35 năm (tính đến năm 2022).
Việc xác định bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định như sau:
a. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu:
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ trước ngày 01/01/1995: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2025 trở đi: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
b. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian
c. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
Tính bình quân chung tiền lương bao gồm cả tiền lương các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ lương mà Nhà nước quy định và chế độ lương do người sử dụng lao động quy định.
Xem thêm:
Cách tính bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội để xác định mức lương hưu, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu như thế nào? (Phần 1)
Cách tính bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội để xác định mức lương hưu, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu như thế nào? (Phần 2)
Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh