Nghĩa vụ của người quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:00 (GMT+7)

Bài viết giải thích về nghĩa vụ của người quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Người quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Theo Điều 28 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24/02/2005 của Chính phủ, người quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm:

- Hội đồng quản trị (bao gồm các thành viên Hội đồng quản trị): là cơ quan quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ, có toàn quyền nhân danh tổ chức bảo hiểm tương hỗ để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên.

- Giám đốc (Tổng Giám đốc): là người làm nhiệm vụ điều hành các công việc hằng ngày của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về quyền và nghĩa vụ được giao.

- Cán bộ quản lý khác của tổ chức bảo hiểm tương hỗ: Là các chức vụ quản lý khác được quy định trong Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Nghĩa vụ của người quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Theo Điều 28 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24/02/2005 của Chính phủ, người quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ có 04 nhóm nghĩa vụ sau:

Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của tổ chức bảo hiểm tương hỗ và thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Các quyền và nghĩa vụ của người quản lý được quy định rõ trong pháp luật về kinh doanh bảo hiểm (cụ thể là tại Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24/02/2005 của Chính phủ) và Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Người quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ là người có uy tín và được các chủ thể khác (thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ, thành viên Hội đồng quản trị,…) bầu ra để thực hiện nhiệm vụ quan trọng, cũng phải chịu trách nhiệm trước các chủ thể bổ nhiệm mình trở thành người quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Vì vậy, nghĩa vụ đầu tiên của người quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ là thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, mẫn cán, vì lợi ích chung của tổ chức và các thành viên của tổ chức (những chủ thể đã bầu ra người quản lý tổ chức).

Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của tổ chức bảo hiểm tương hỗ để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác; không được đem tài sản của tổ chức bảo hiểm tương hỗ cho người khác; không được tiết lộ bí mật của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, trừ trường hợp được Hội đồng quản trị chấp thuận

Cũng trên tinh thần của nghĩa vụ đầu tiên, người quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ không được vụ lợi cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ của mình dưới tư cách người quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ, do các chủ thể này là các chủ thể quan trọng trong hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, nếu có sự vụ lợi cho cá nhân (hoặc người khác) thì có thể dễ dàng thực hiện các hành vi trục lợi, vi phạm pháp luật hơn các chủ thể khác, đồng thời cũng dễ dàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động, nguồn thu của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, và các quyền lợi của các chủ thể khác (như thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ).

Khi tổ chức bảo hiểm tương hỗ không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì thực hiện các trách nhiệm như sau:

- Phải thông báo tình hình tài chính của tổ chức bảo hiểm tương hỗ cho tất cả chủ nợ biết: nhằm giúp các chủ nợ biết được tình hình không thanh toán đủ các khoản nợ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ

- Không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, kể cả cho người quản lý: do đã không đủ khả năng thanh toán thì cũng không đủ khả năng chi trả tiền lương cho công nhân viên (có thể còn phải cắt giảm), vì vậy nếu tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, kể cả cho người quản lý, thì tức là các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản không được ưu tiên thanh toán.

- Phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện 02 nghĩa vụ trên (không thông báo, tăng tiền lương, trả tiền thưởng cho công nhân viên)

- Kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của tổ chức bảo hiểm tương hỗ: kiến nghị này được Hội đồng quản trị, Đại hội thành viên xem xét và quyết định, có thể được chấp thuận hoặc không được chấp thuận.

Các nghĩa vụ khác do pháp luật và điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Các nghĩa vụ khác phát sinh trong quá trình hoạt động của người quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ, trong các quan hệ pháp luật khác hoặc được quy định rõ ràng trong Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ (phần quyền và nghĩa vụ của chủ thể).

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư