2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 70 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019: Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.
Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm: Thành viên sáng lập và thành viên khác. Trong đó, các thành viên có thể là cá nhân hoặc là tổ chức, hoạt động trên cùng một lĩnh vực, ngành nghề, trên cùng một địa bàn (do tổ chức bảo hiểm tương hỗ chỉ hoạt động trên một địa bàn nhất định).
+ Thành viên sáng lập: Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện cam kết mua bảo hiểm ngay sau khi tổ chức bảo hiểm tương trợ được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
+ Các thành viên khác: Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện cam kết mua bảo hiểm trong quá trình hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương trợ (trừ trường hợp của thành viên sáng lập)
Để trở thành thành viên sáng lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, cá nhân và tổ chức phải thỏa mãn các điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, thành viên sáng lập không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào so với các thành viên khác của tổ chức tương hỗ, trừ trường hợp Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ có quy định khác. Vì vậy, các thành viên sáng lập và thành viên khác đều có các quyền và nghĩa vụ giống nhau khi là thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Theo Điều 9 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24/02/2005 của Chính phủ, có 04 quyền của thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ, bao gồm:
Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, vừa là bên mua bảo hiểm. Theo đó, cam kết mua bảo hiểm của thành viên được coi là văn bản chấp thuận Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ và hợp đồng bảo hiểm, đồng thời các bên cũng phải giao kết hợp đồng bảo hiểm để xác định bên mua và bên nhận bảo hiểm. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm với những nội dung chủ yếu như sau:
- Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
- Kê khai đầy đủ, trung thức các chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
- Thông báo các trường hợp làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng
- Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất
- Đóng phí bảo hiểm/phí thành viên
Bản cam kết mua bảo hiểm của bên mua bảo hiểm (thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ) thể hiện thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ đã chấp thuận đối với các quy định trong Điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ (vì bản cam kết chứng minh tư cách thành viên, trước khi trở thành thành viên, cá nhân, tổ chức phải được biết, thông báo về điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ).
Đồng thời, với tư cách là đồng chủ sở hữu tổ chức bảo hiểm tương hỗ, các thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ có quyền tham gia Đại hội thành viên, đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động, quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ, thì cũng phải chấp hành nghị quyết chung của Đại hội thành viên.
Do là chủ sở hữu của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức bảo hiểm tương hỗ, cụ thể là các khoản nợ, khoản lỗ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong phạm vi số phí bảo hiểm đã đóng cho tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Ví dụ: Số phí bảo hiểm tổ chức A đóng cho tổ chức bảo hiểm tương hỗ là 100 triệu đồng thì tổ chức A phải chịu trách nhiệm về khoản nợ, khoản lỗ trong phạm vi 100 triệu đồng đó.
Thành viên sáng lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải cam kết mua bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ ngay sau khi tổ chức này được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động thì mới được xác nhận là thành viên sáng lập. Do đó, đây là nghĩa vụ riêng duy nhất của thành viên sáng lập.
Các nghĩa vụ khác phụ thuộc vào tư cách chủ thể của thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong các quan hệ pháp luật khác nhau, ví dụ, nếu thành viên này nắm giữ chức danh, công việc quản lý thì phát sinh ra quan hệ giữa chủ thể quản lý và người lao động hoặc các thành viên khác trong tổ chức bảo hiểm tương hỗ,...
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh