Nguyên tắc giao kế hoạch và sử dụng kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:15 (GMT+7)

Nguyên tắc giao kế hoạch và sử dụng kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 37 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, có 03 nguyên tắc giao kế hoạch và sử dụng kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

1. Địa phương chủ động xây dựng, đề xuất kế hoạch hỗ trợ

Trên địa bàn mỗi địa phương có số lượng người sử dụng lao động (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình,…) khác nhau cũng như số lượng người lao động của người sử dụng lao động khác nhau, nên địa phương chủ động xây dựng, đề xuất kế hoạch hỗ trợ kinh phí phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động, hoạt động điều tra tai nạn lao động và hoạt động phòng ngừa cho những ngành, lĩnh vực có nguy cơ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng dẫn hằng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Cho khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng là các hoạt động y tế cấp thiết đối với người lao động nhằm phát hiện, điều trị và phục hồi bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động, đặc biệt chữa bệnh, phục hồi chức năng là các hoạt động không thể không thực hiện nếu người lao động phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động.

Ngoài ra, hoạt động điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng là một trong các hoạt động được ưu tiên hỗ trợ kinh phí do hoạt động này do cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị thực hiện nhằm đảm bảo các khoản chi chế độ được thực hiện một cách chính xác đối với người lao động, người sử dụng lao động.

Đối với ngành, lĩnh vực có nguy cơ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các ngành này có tỷ lệ người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động cao hơn hẳn các ngành khác, người sử dụng lao động trong các ngành này cũng có nhiều trách nhiệm trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động hơn so với các ngành nghề kinh doanh, sản xuất thông thường. Do đó, việc bố trí kinh phí cho các ngành này được ưu tiên, nhưng ở mức đủ để cân bằng nguồn hỗ trợ kinh phí với thực tế tình hình bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động (dựa trên hướng dẫn hằng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

3. Ưu tiên địa phương, người sử dụng lao động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành nghiêm chế độ báo cáo, thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật

Các địa phương, người sử dụng lao động sử dụng công nghề thông tin có thể quản lý người sử dụng lao động, người lao động và công tác an toàn, vệ sinh lao động tốt hơn (công khai, minh bạch, khách quan), đây là một lợi thế trong việc quản lý về an toàn, vệ sinh lao động nói riêng và các công tác liên quan đến lao động nói chung, giúp giảm gánh nặng quản lý cho cơ quan quản lý về lao động và cơ quan Bảo hiểm bảo hiểm xã hội, nên được Nhà nước khuyến khích các địa phương, người sử dụng lao động thực hiện (thông qua ưu tiên hỗ trợ kinh phí).

Đồng thời, chấp hành nghiêm chế độ báo cáo, thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật là trách nhiệm của người sử dụng lao động, người sử dụng lao động thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình với cơ quan Nhà nước thì mới được hưởng hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư