Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động môi giới bảo hiểm?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:00 (GMT+7)

Bài viết giải thích về 05 hành vi bị cấm trong hoạt động môi giới bảo hiểm

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm

Theo Khoản 4 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019:

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm. Các hoạt động môi giới này bao gồm:

+ Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm

+ Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm

+ Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm về bên mua bảo hiểm

+ Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm

Các hành vi bị cấm trong hoạt động môi giới bảo hiểm

Theo Điều 45 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ, có 04 hành vi bị cấm trong hoạt động môi giới bảo hiểm:

a. Ngăn cản bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm

Cung cấp các thông tin cần thiết để giao kết hợp đồng bảo hiểm như họ, tên, địa chỉ của bên mua bảo hiểm, thông tin cần thiết về đối tượng được bảo hiểm (trừ trường hợp bí mật quốc gia) là trách nhiệm của bên mua bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp môi giới bảo hiểm ngăn cản bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm thì tức là doanh nghiệp bảo hiểm đã gián tiếp khiến bên mua bảo hiểm không thực hiện các nghĩa vụ của mình, và thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Điều đó dẫn đến hợp đồng bảo hiểm có nguy cơ không thể giao kết được hoặc nếu được giao kết thì có khả năng bị vô hiệu.

b. Khuyến mại khách hàng dưới hình thức hứa hẹn cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp để xúi giục khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm

Việc cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp là vi phạm pháp luật, với từng mức độ, chủ thể cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp là vi phạm pháp luật có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chủ thể này không trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng bảo hiểm, cũng không cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp là vi phạm pháp luật, nhưng nếu khuyến mại khách hàng dưới hình thức hứa hẹn cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp để xúi giục khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã gián tiếp giúp các chủ thể giao kết hợp đồng dựa trên hành vi vi phạm pháp luật hoặc lừa dối chủ thể mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Đối với các hành vi này, hợp đồng bảo hiểm đều có thể bị vô hiệu.

c. Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới

Việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm là trách nhiệm của cả bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, không có bên nào được tự ý hủy hợp đồng nếu không có các lý do chính đáng được quy định trong hợp đồng bảo hiểm và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Do đó, nếu bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới thì được coi là vi phạm hợp đồng và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Vì vậy, việc xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới cũng là hành vi bị nghiêm cấm.

d. Tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài với các điều kiện, điều khoản kém cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác nhằm thu được hoa hồng môi giới cao hơn

Hành vi này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống vận hành của thị trưởng kinh doanh bảo hiểm, nói cách khác là cạnh tranh không lành mạnh, ngăn cản sự phát triển của thị trường kinh doanh bảo hiểm. Ngoài ra, ở phạm vi hẹp hơn, đây là hành vi trục lợi từ sự thiếu hiểu biết của bên mua bảo hiểm, trong khi bên mua bảo hiểm đã cần tới doanh nghiệp môi giới bảo hiểm để có thể giao kết hợp đồng bảo hiểm, tìm kiếm doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp với tiêu chuẩn của mình. Do đó, đây là hành vi bị nghiêm cấm.

e. Cung cấp cho khách hàng thông tin sai lệch, không phù hợp nội dung điều kiện, điều khoản bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm

Việc cung cấp thông tin sai lệch, không phù hợp nội dung điều kiện, điều khoản bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm làm ảnh hưởng đến tính tự nguyện, trung thực khi giao kết hợp đồng bảo hiểm của các bên. Hai bên có thể giao kết hợp đồng bảo hiểm do hiểu lầm vì các thông tin sai lệch, không phù hợp nội dung điều kiện, điều khoản bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm của cả bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, hành vi này bị nghiêm cấm.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật Hoàng Anh  

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư