Những thay đổi được chấp thuận sau khi doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:57 (GMT+7)

Những thay đổi được chấp thuận sau khi doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập

Vấn đề những thay đổi được chấp thuận

Sau khi đã thành lập, doanh nghiệp được thay đổi một số nội dung trong Giấy phép thành lập và hoạt động, tuy nhiên cần hiểu rằng sự thay đổi này phải có sự chấp thuận của Bộ Tài Chính, cơ quan đã cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp. Như vậy những vấn đề được chấp thuận thay đổi ở đây là các vấn đề mà được nộp hồ sơ thay đổi nội dung lên Bộ Tài chính, trên nguyên tắc được xem xét để thay đổi, còn trên thực tế có được chấp thuận thay đổi hay không thì tùy vào tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị thay đổi đã nộp.

Khi xét thấy hồ sơ được chấp thuận, Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản và gửi đến doanh nghiệp bảo hiểm nộp hồ sơ đề nghị thay đổi. Sau đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc thay đổi theo quy định, doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố các nội dung thay đổi đã được chấp thuận theo quy định của pháp luật (đồng thời thông báo cho Bộ Tài chính trong thời hạn nhất định sau khi tiến hành thay đổi).

Các nội dung thay đổi được Bộ Tài chính chấp thuận (bằng văn bản)

Theo Khoản 1 Điều 70 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019, có các nội dung sau thay đổi được Bộ Tài chính chấp thuận:

Tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là nội dung quan trọng trong Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, xác định tư cách của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập. Thay đổi tên doanh nghiệp có thể do mong muốn của chủ thể sở hữu hoặc do có sự trùng lặp tên dẫn đến phải thay đổi. Hồ sơ đề nghị thay đổi tên doanh nghiệp bao gồm:

- Văn bản đề nghị đổi tên doanh nghiệp theo mẫu do Bộ Tài chính quy định

- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc đổi tên doanh nghiệp.

Hồ sơ này được nộp lên Bộ Tài chính và được giải quyết trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính nhận được đầy đủ hồ sơ.

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là một nội dung thay đổi có điều kiện, do nếu giảm vốn điều lệ thì doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn điều lệ sau khi giảm vẫn cao hơn số vốn pháp định mà Nhà nước quy định đối với từng loại hình kinh doanh bảo hiểm. Do đó, khi tăng hay giảm vốn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải nộp 02 loại hồ sơ đề nghị khác nhau.

Cụ thể:

Hồ sơ đề nghị chấp nhận về nguyên tắc để tăng, giảm vốn điều lệ, vốn được cấp đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài như thế nào?

Trình tự, thủ tục đề nghị tăng, giảm vốn điều lệ, vốn được cấp đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài như thế nào?

Mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện

Việc mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện phải có sự chuẩn bị về các điều kiện của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như sự chấp thuận của Bộ Tài chính về các nội dung trong hồ sơ đề nghị mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng địa diện.

Cụ thể:

Điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện như thế nào?

Hồ sơ đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc chuyển đổi văn phòng đại diện chi nhánh đối với doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm như thế nào?

Thủ tục mở, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như thế nào?

Địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện

Địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện là một trong các nội dung được nêu trong Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, do điều kiện để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh, văn phòng đại diện là phải có quyền sử dụng đất tại địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện. Vì vậy khi chuyển địa điểm thì cần phải có quyền sử dụng đất đối với nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện mới.

Cụ thể: Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm như thế nào?

Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động

Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động là các nội dung quan trọng trong Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện đúng nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, từ đó bị đình chỉ giao kết hợp đồng bảo hiểm mới, không thể tiến hành kinh doanh bảo hiểm được. Vì vậy nếu doanh nghiệp không tiếp tục thực hiện nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động thì phải nộp hồ sơ đề nghị thay đổi lên Bộ Tài chính.

Cụ thể:

Các điều kiện thay đổi nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp như thế nào?

Hồ sơ, trình tự, thủ tục thay đổi nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp như thế nào?

Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên

Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm từ 10% vốn điều lệ trở lên là trường hợp vốn điều lệ của doanh nghiệp có sự thay đổi các chủ thể có quyền điều hành hoạt động của doanh nghiệp quá lớn, ảnh hưởng đến hoạt động, định hướng phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm. Điều kiện, thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên tương tự với điều kiện, thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. 

Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc); chuyên gia tính toán

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc), chuyên gia tính toán là các bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp bảo hiểm, làm nhiệm vụ quản lý các công việc thường ngà hoặc trực tiếp cần quản lý của doanh nghiệp. Khi thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, các chủ thể này cũng phải thỏa mãn các điều kiện cơ bản để được nắm giữ các chức vụ này. Vì vậy, khi thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc), chuyên gia tính toán cần có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, đầu tư ra nước ngoài

Cụ thể: 

Điều kiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như thế nào?

Hồ sơ đề nghị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp từ 10% vốn điều lệ trở lên đối với DN bảo hiểm, DN môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài?

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư