Nhượng tái bảo hiểm cần chú ý những gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:50 (GMT+7)

Những điều cần chú ý khi nhượng tái bảo hiểm

1. Nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người tái bảo hiểm

Các trường hợp nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm:

- Người được bảo hiểm chỉ định một hoặc một số doanh nghiệp tái bảo hiểm cụ thể và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm cho một hoặc một số doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được chỉ định đó: Trong trường hợp này người được bảo hiểm không chỉ định chính xác toàn bộ các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm mà đưa ra phạm vi các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm lựa chọn, đây cũng là trường hợp người được chỉ định bảo hiểm chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận tái bảo hiểm.

- Người được bảo hiểm chỉ định một hoặc một số doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cụ thể và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thu xếp tái bảo hiểm qua một hoặc một số doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được chỉ định đó: Trường hợp này người được bảo hiểm chỉ định phạm vi các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm lựa chọn một hoặc một số trong số các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm này.

Trong trường hợp nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm, doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài theo chỉ định của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài này phải đáp ứng đủ các điều kiện của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ. Do đó, trong trường hợp doanh nghiệp mà người được bảo hiểm chỉ định không thỏa mãn các điều kiện này thì doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm cũng không thể lựa chọn doanh nghiệp đó làm doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm.

Xem thêm: Điều kiện của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài như thế nào?

2. Tái bảo hiểm hạn chế

Tái bảo hiểm hạn chế là loại hình tái bảo hiểm lại một lượng rủi ro hữu hạn hoặc có giới hạn cho bên nhận tái bảo hiểm. Bằng cách chuyển giao ít rủi ro hơn cho bên nhận bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được bảo đảm an toàn cho một phần rủi ro cũng như chi phí thấp hơn tái bảo hiểm truyền thống.

Khi ký tái bảo hiểm hạn chế, cần chú ý như sau:

- Sau khi ký kết hợp đồng tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có văn bản do người đại diện theo pháp luật ký thông báo cho Bộ Tài chính.

- Thông báo bao gồm các nội dung chính của hợp đồng tái bảo hiểm, mục đích ký kết hợp đồng, cam kết tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và chế độ kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

3. Phân biệt đối xử trong tái bảo hiểm

Theo Khoản 4 Điều 11 Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/05/2017 của Bộ Tài chính, việc nhượng tái bảo hiểm không được phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài.

Theo đó, trong hoạt động lựa chọn doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, người được bảo hiểm và doanh nghiệp được bảo hiểm chỉ được lựa chọn doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm dựa trên các yếu tố mang tính cạnh tranh được pháp luật cho phép và điều kiện của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chứ không được phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư