Nội dung thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:16 (GMT+7)

Nội dung thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 17 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2017 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, có 03 nội dung thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

1. Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đối với người sử dụng lao động, người lao động, có 06 nhóm người được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, một trong các nội dung được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với một số nhóm đối tượng là bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy vậy, đối tượng được huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thường là người làm các nhiệm vụ, công tác liên quan đến việc đóng, hưởng (giải quyết) chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Đây là các công chức, viên chức làm việc tại cơ quan Bảo hiểm xã hội, người phụ trách các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động (được người sử dụng lao động lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ).

Việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn giúp người sử dụng lao động và cơ quan Nhà nước quản lý về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giảm thiểu các thiếu sót, bất cập trong quá trình giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

2. Thực hiện giải quyết các thủ tục về Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp; quản lý các đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng chính sách về Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạo lập chứng từ điện tử

Các cơ quan có trách nhiệm trong việc giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan Bảo hiểm tai nạn lao động các cấp (cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ương). Các cơ quan này có trách nhiệm phối hợp với nhau trong hoạt động giải quyết chế độ  (trong trường hợp hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phòng chống rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động) cũng như thẩm định, kiểm tra việc thực hiện đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động, bệnh nghề nghiệp. Khi thực hiện các nhiệm vụ này, các cơ quan Nhà nước này cũng chịu trách nhiệm tạo lập chứng từ điện tử để minh bạch hóa hoạt động giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động, người sử dụng lao động.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với các cơ quan của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về đóng, giải quyết và chi trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để quản lý đối tượng tham gia, thụ hưởng.

Như đã nêu trên, để quản lý về vấn đề bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, trong đó có cơ quan thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (cả về chiều ngang và chiều dọc) cũng như cơ quan Bảo hiểm xã hội. Để đảm bảo việc quản lý đồng nhất và dễ theo dõi, xử lý, các cơ quan này phải phối hợp để xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về đóng, giải quyết và chi trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Mục đích không chỉ để quản lý đối tượng tham gia, thụ hưởng mà còn giúp các cơ quan số hóa hoạt động quản lý, xây dựng một nền hành chính số, tăng tính minh bạch, khách quan trong quản lý bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nói riêng.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư