Phân biệt bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:03 (GMT+7)

Bài viết phân biệt bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ

MỤC LỤC

MỤC LỤC

 

Bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm phi nhân thọ

Căn cứ pháp lý

Khoản 12, Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000

Khoản 18 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000

Định nghĩa

Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết

Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.

Các loại nghiệp vụ

- Bảo hiểm trọn đời

- Bảo hiểm sinh kỳ

- Bảo hiểm tử kỳ

- Bảo hiểm hỗn hợp

- Bảo hiểm trả tiền định kỳ

- Bảo hiểm liên kết đầu tư

- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không

- Bảo hiểm hàng không

- Bảo hiểm xe cơ giới

- Bảo hiểm cháy nổ

- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu

- Bảo hiểm trách nhiệm

- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

- Bảo hiểm nông nghiệp

Hợp đồng

Hợp đồng bảo hiểm con người

Hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự,…

Trách nhiệm của bên mua bảo hiểm

Thông báo tuổi của người thụ hưởng:

- Việc thông báo tuổi được thực hiện bởi bên mua bảo hiểm và thực hiện trước khi giao kết hợp đồng, tức trong quá trình thỏa thuận để thực hiện hợp đồng

- Người được bảo hiểm có thể không phải là bên mua bảo hiểm, do đó, khi cung cấp thông tin, bên mua bảo hiểm phải cung cấp thông tin của người thụ hưởng tiền bảo hiểm (hoặc tiền bồi thường) khi xảy ra sự kiện bảo hiểm chứ không cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm.

- Nghĩa vụ thông báo tuổi nhằm xác định cơ sở tính phí bảo hiểm, do bảo hiểm nhân thọ có thời hạn bảo hiểm dựa trên tuổi của người tham gia bảo hiểm.

Cung cấp thông tin chính xác về tài sản, trách nhiệm của trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm:

- Việc cung cấp thông tin về giá trị tài sản, trách nhiệm được thực hiện trước khi giao kết hợp đồng

- Người được bảo hiểm là chủ sở hữu của tài sản hoặc là người có trách nhiệm cần được bảo hiểm

- Việc cung cấp thông tin nhằm xác định cơ sở tính phí bảo hiểm dựa trên giá trị tài sản và tính rủi ro của trách nhiệm cần được bảo hiểm.

 

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm

- Không được khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm

- Không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn

- Không phải thực hiện các quy định về an toàn theo pháp luật

- Không phải giám định tổn thất

 

- Được khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm

- Được yêu cầu người thứ ba gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm bồi hoàn trong một số trường hợp (được bên mua bảo hiểm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn)

- Phải thực hiện các quy định về an toàn theo pháp luật

- Có trách nhiệm giám định tổn thất trong trường hợp đối tượng bảo hiểm là tài sản

Phương thức trả tiền bảo hiểm/ bồi thường

Trả cho người thụ hưởng

Trả cho người được bảo hiểm hoặc người thứ ba bị thiệt hại (theo yêu cầu của người được bảo hiểm trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự)

 

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư