Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:50 (GMT+7)

Bài viết giải thích về quyền của doanh nghiệp bảo hiểm (Phần 1)

Theo Khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, doanh nghiệp bảo hiểm có 07 quyền cơ bản sau:

1. Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

Phí bảo hiểm là phí mà người, tổ chức tham gia bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm nhận trách nhiệm trên phần rủi ro được bảo hiểm. Mức thu phí bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm tự quyết định nhưng phải phù hợp với điều kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm và trách nhiệm bảo hiểm. Thông thường, người, tổ chức tham gia bảo hiểm sẽ cân nhắc tới yếu tố mức phí bảo hiểm (lựa chọn mức phí thấp hơn so với mức phí trung bình trên thị trường), do đó đây cũng là một nội dung cạnh tranh khá phổ biến giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp đưa ra mức thu phí và bên mua bảo hiểm chấp nhận mức phí đó thì mới có thể giao kết hợp đồng (và nêu rõ thỏa thuận này trong hợp đồng bảo hiểm).

Nhìn chung, việc thu phí bảo hiểm là quyền đầu tiên của doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ khác đối với bên được bảo hiểm. Nếu bên được bảo hiểm không thanh toán phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ bảo hiểm nào cho bên được bảo hiểm.

2. Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm

Trên thực tế, các bên đều phải cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng, bao gồm cả bên nhận bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) và bên được bảo hiểm (bên mua bảo hiểm, cá nhân, tổ chức được bảo hiểm). Nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng của bên này chính là đảm bảo quyền và quyền lợi cho bên còn lại. Do đó, một bên có quyền yêu cầu bên còn lại cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Các thông tin mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực bao gồm:

- Thông tin chứng minh tư cách cá nhân, tổ chức của bên mua bảo hiểm (tên, địa chỉ, số fax, số điện thoại, email, mã số đăng ký kinh doanh

- Thông tin về các rủi ro liên quan đến đối tượng cần được bảo hiểm

- Thông tin về đối tượng cần được bảo hiểm (xác định rõ đối tượng cần được bảo hiểm…)

-…

Như vậy, các thông tin này không được ảnh hưởng đến quyền riêng tư, các bí mật kinh doanh,… của bên mua bảo hiểm và phải liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng.

3. Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp:

- Bên mua bảo hiểm có hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường

- Bên mua bảo hiểm không thực hiện các nghĩa vụ thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm

- Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng

- Khi có sự thay đổi những yêu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Nếu bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm

- Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó, nếu hết thời hạn nà mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

Có thể thấy, các trường hợp bên doanh nghiệp bảo hiểm được đơn phương đình chỉ hợp đồng là trường hợp bên mua bảo hiểm không thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc có các hành vi làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm.

Xem thêm:

Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào? (Phần 2)

Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư