2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp là tổ chức được thành lập một cách tự nguyện của các chủ thể (cá nhân, tổ chức) cùng thực hiện một hoạt động xã hội, nghề nghiệp, nhằm mục đích hỗ trợ các thành viên trong hoạt động nghề nghiệp cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm là tổ chức cho các chủ thể kinh doanh bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, các cá nhân, tổ chức khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm,…), giúp giao lưu, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Thực tế, mục đích của việc tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm là để phát triển thị trường bảo hiểm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy định của pháp luật. Do đó, các chủ thể khi tham gia cũng có một số nghĩa vụ nhất định trong việc hỗ trợ cho các thành viên khác hoặc giúp đỡ phát triển thị trường bảo hiểm.
Theo Điều 11 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 và Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14 ngày 14/06/2019, các chủ thể sau có quyền tham gia vào các tổ chức xã hội – nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm:
- Doanh nghiệp bảo hiểm: Là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định của pháp luật liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm
- Đại lý bảo hiểm: Là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và pháp luật liên quan.
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: Là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm. Các hoạt động môi giới này bao gồm:
+ Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm
+ Tư vấn cho bên mua bảo hiểm tỏng việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm
+ Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm về bên mua bảo hiểm
+ Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm
- Cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Là các cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm như sau:
+ Tư vấn bảo hiểm
+ Đánh giá rủi ro bảo hiểm
+ Tính toán bảo hiểm
+ Giám định tổn thất bảo hiểm
+ Hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm
Đây là các đối tượng thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản (bao gồm cả cá nhân, tổ chức) nên đủ điều kiện được tham gia vào tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh