2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới được cung cấp bởi cá nhân, tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, bao gồm các hoạt động:
- Tư vấn bảo hiểm: Tư vấn để các chủ thể lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm, hoặc lựa chọn nghiệp vụ bảo hiểm, gói bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của bên mua bảo hiểm.
- Đánh giá rủi ro bảo hiểm: Đánh giá rủi ro cho các hợp đồng bảo hiểm, rủi ro đối với đối tượng được bảo hiểm, rủi ro khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Tính toán bảo hiểm: Tính toán mức đóng phí bảo hiểm, mức bồi thường, trả tiền bảo hiểm và các nghĩa vụ thanh toán khác.
- Giám định tổn thất: Giám định tổn thất đối với đối tượng được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
- Hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm: Hỗ trợ, thực hiện công tác thúc đẩy giải quyết các vấn đề xung quanh việc bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ,…
Theo Khoản 2 Điều 93a Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14 ngày 14/06/2019, các chủ thể khác nhau có các quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khác nhau:
- Cá nhân được quyền cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm. Tức, cá nhân chỉ được thực hiện duy nhất một dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là tư vấn bảo hiểm. Nếu một cá nhân thực hiện trực tiếp các hoạt động phụ trợ bảo hiểm khác, thì phải thực hiện dưới tư cách là thành viên, nhân viên của tổ chức được cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp nhân được quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (và được gọi chung là tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm phụ trợ). Theo đó, tổ chức có đủ các điều kiện để cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thì có thể thực hiện tất cả các hoạt động phụ trợ bảo hiểm, từ tư vấn bảo hiểm cho đến hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
Như vậy, giữa cá nhân và tổ chức, có sự khác biệt về quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, xuất phát từ khả năng, năng lực chịu trách nhiệm của cá nhân thấp hơn tổ chức.
Theo Khoản 3 Điều Điều 93a Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14 ngày 14/06/2019, có sự phân chia trách nhiệm chung mà chủ thể cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm nào cũng phải đảm bảo thực hiện và trách nhiệm riêng cho từng chủ thể:
a. Trách nhiệm chung: Giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
Đây là trách nhiệm mà tất cả các chủ thể cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm đều phải thực hiện, nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích cơ bản nhất của khách hàng, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước kiểm tra, điều tra phục vụ cho công tác quản lý, điều tra khi cần thiết, hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
b. Trách nhiệm riêng:
(i) Đối với cá nhân: Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm.
Do bản chất cá nhân là chủ thể có khả năng chịu trách nhiệm vô hạn nhưng khả năng chịu trách nhiệm về tài sản lại thấp, dù chỉ hoạt động tư vấn, lĩnh vực tư vấn bảo hiểm vẫn là một lĩnh vực nhiều rủi ro. Vì vậy, cá nhân cung cấp dịch vụ bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để bảo đảm không chỉ cho cá nhân đó mà còn cho khách hàng của cá nhân đó nếu cá nhân này có trách nhiệm bồi thường đối với khách hàng.
(ii) Đối với tổ chức:
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phụ hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Tương tự với trường hợp cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cũng phải mua mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phụ hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, không phải do khả năng chịu trách nhiệm tài sản thấp, mà do rủi ro của tất cả các hoạt động phụ trợ bảo hiểm cao, cũng như việc tổ chức hoạt động phụ trợ bảo hiểm cần có quy mô, năng lực tài chính lớn hơn rất nhiều so với cá nhân.
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà tổ chức đó đồng thời là bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
Theo đó, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không được có nhiều tư cách quan hệ bảo hiểm (trừ khi cùng là bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm) khi cung cấp dịch vụ giám định tổn thất, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm, để đảm bảo tính khách quan nhất trong hoạt động này (vì giám định tổn thất, hỗ trợ giải quyết bồi thường ảnh hưởng trực tiếp đến mức bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm, người thụ hưởng).
+ Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp đó thực hiện thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm
Cũng tương tự với trường hợp trên, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất cho hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp đó thu xếp để tránh việc doanh nghiệp này phối hợp với một trong hai bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm để gian lận mức bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm, người thụ hưởng.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh