2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bất kỳ người lao động nào tham gia bảo hiểm xã hội đều cần biết về sổ bảo hiểm xã hội. Vậy sổ bảo hiểm xã hội là gì? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 96 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014:
“Điều 96. Sổ bảo hiểm xã hội
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.”
Suy ra:
- Sổ bảo hiểm xã hội là một loại sổ được cấp cho từng người lao động riêng biệt để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Tức là, mỗi người lao động chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất thì mới có thể theo dõi quá trình đóng, hưởng bảo hiểm xã hội một cách thống nhất. Ngược lại, không có người lao động nào được cấp chung sổ bảo hiểm xã hội. Tính riêng biệt này thể hiện ở số bảo hiểm xã hội của người lao động được lưu trong sổ bảo hiểm xã hội.
- Sổ bảo hiểm xã hội được lập ra nhằm mục đích lưu trữ các thông tin liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, do đó, đây là một trong các thành phần quan trọng trong hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động.
- Theo Khoản 2 Điều 96 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên cho đến nay (năm 2021), sổ bảo hiểm xã hội vẫn được sử dụng với mục đích và cách thức như trước năm 2020.
- Số sổ bảo hiểm xã hội: Là số riêng biệt của từng người khi tham gia bảo hiểm xã hội và cũng được sử dụng suốt đời cho người này (không thay thế số khác). Đây là yếu tố quan trọng nhằm xác định hoạt động đóng, hưởng bảo hiểm xã hội của từng người tham gia bảo hiểm xã hội
- Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội: Bao gồm họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, số chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước
- Địa điểm, ngày, tháng, năm cấp bìa sổ bảo hiểm xã hội
- Các lưu ý khi sử dụng sổ bảo hiểm xã hội (các chú ý liên quan đến bảo quản, lưu trữ, các vấn đề hỏng, mất sổ Bảo hiểm xã hội)
- Các trang rời ghi lại quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động (vẫn nêu rõ các thông tin cá nhân của người lao động, quá trình tham gia bảo hiểm xã hội từu tháng năm… đến tháng năm… và phần diễn giải)
- Các nội dung yêu cầu phụ thuộc vào đối tượng tham gia
Theo Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người lao động có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ sổ bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, nội dung lưu ý trong sổ bảo hiểm xã hội cũng nêu rõ khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội hưởng chế độ hưu trí, tử tuất thì số bảo hiểm giao cho cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý. Ngoài ra, khi người lao động còn đang tham gia bảo hiểm xã hội, để thuận tiện cho việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội cũng như bảo quản sổ bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động thường lưu trữ, bảo quản sổ bảo hiểm xã hội giúp người lao động.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh