2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24/02/2005 của Chính phủ:
“Điều 17. Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
1. Đại hội thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm: đại hội thành lập, đại hội thường niên và đại hội bất thường.”
Trong đó:
- Đại hội thành lập bao gồm các thành viên sáng lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
- Đại hội thường niên và đại hội bất thường bao gồm tất cả các thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ (được tổ chức thường niên hoặc bất thường).
Đại hội thành viên có vai trò quan trọng trong việc quyết định xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ cũng như các hoạt động chính và quan trọng nhất của tổ chức, cần phải có sự chấp thuận của các thành viên, như: Phương án hoạt động, kế hoạch kinh doanh và tài chính trong năm tiếp theo; huy động bổ sung vốn; bầu, bãi nhiệm thành viên của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát; thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát và các chức danh khác (nếu có) của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Họp Đại hội thành viên bao gồm:
- Họp Đại hội thành viên sáng lập: Cuộc họp được tổ chức sau 03 tháng kể từ khi tổ chức bảo hiểm tương hỗ được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, giữa các thành viên sáng lập, thảo luận về điều lệ tổ chức hoặc cơ cấu tổ chức, quản lý của tổ chức.
- Họp Đại hội thường niên: Cuộc họp được tổ chức sau 03 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính (31/12) hàng năm, để thảo luận về các vấn đề chung, tổng kết, nội dung về hoạt động phát triển, định hướng trong năm tài chính tiếp theo của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
- Họp Đại hội bất thường: Cuộc họp được tổ chức bất thường bởi Hội đồng quản trị hoặc Ban Kiểm soát do 1/3 số thành viên của tổ chức yêu cầu hoặc 01/3 số thành viên của tổ chức yêu cầu hoặc do có các vấn đề cấp bách vượt quá quyền hạn giải quyết của Hội đồng quản trị hoặc Ban Kiểm soát.
Theo Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24/02/2005 của Chính phủ, đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm phải thỏa mãn các điều kiện về số lượng thành viên như sau:
a. Lần triệu tập đầu tiên
- Số thành viên tham dự Đại hội thành viên phải thỏa mãn đủ số lượng tối thiểu tham dự theo quy định tại Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ. (Ví dụ: Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ có quy định về tối thiểu 50% thành viên tham dự Đại hội thành viên thì Đại hội thành viên mới được tổ chức, số lượng thành viên hiện tại là 100 thành viên thì ít nhất 50 thành viên phải tham dự Đại hội thành viên).
- Trong trường hợp không đủ số lượng thành viên quy định trong Điều lệ, Đại hội thành viên bị tạm hoãn bởi Hội đồng quản trị hoặc Ban Kiểm soát, chờ lần triệu tập thứ hai. Việc tạm hoãn Đại hội thành viên được thông báo tới tất cả các thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ (trừ trường hợp họp Đại hội thành viên sáng lập, thì chỉ thông báo với thành viên sáng lập).
b. Lần triệu tập thứ hai
- Số lượng thành viên tối thiểu mà lần triệu tập thứ hai cần phải đạt được cũng dựa vào số thành viên tối thiểu tham dự Đại hội thành viên theo quy định của Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ (như lần triệu tập đầu tiên).
- Trong trường hợp không đủ số lượng thành viên tối thiểu quy định trong Điều lệ, Đại hội thành viên vẫn được tiến hành mà không phụ thuộc vào số thành viên dự họp.
Tất cả các thành viên tham dự Đại hội thành viên đều có quyền biểu quyết. Tuy nhiên, các quyết định của Đại hội thành viên phải thỏa mãn số lượng thành viên biểu quyết thì mới được thông qua. Theo Khoản 2 Điều Điều 22 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24/02/2005 của Chính phủ:
- Quyết định sửa đổi điều lệ, hợp nhất, chia tách, sáp nhập, giải thể tổ chức bảo hiểm tương hỗ được thông qua khi có ít nhất ¾ (ba phần tư) tổng số thành viên có mặt tại Đại hội thành viên biểu quyết tán thành. Nguyên nhân số thành viên biểu quyết tán thành tối thiểu trong trường hợp này cao hơn các trường hợp khác do đây là các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến việc hoạt động, tồn tại của tổ chức bảo hiểm tương hỗ (nếu sửa đổi điều lệ thì có thể phải sửa đổi những nội dung quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, nếu hợp nhất, chia tách, sáp nhập, giải thể tổ chức bảo hiểm tương hỗ thì chấm dứt sự tồn tại của tổ chức).
- Quyết định về các vấn đề khác được thông qua khi có ½ (một phần hai) tổng số thành viên tại Đại hội biểu quyết tán thành.
Hoạt động biểu quyết của mỗi tổ chức bảo hiểm tương hỗ được thực hiện theo quy định của Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ (hình thức biểu quyết, ghi nhận biểu quyết,…), do đó, nhìn chung, các tổ chức bảo hiểm tương hỗ khi tổ chức Đại hội thành viên và tiến hành biểu quyết chỉ cần chú ý số lượng thành viên tối thiểu tham dự và số lượng thành viên tối thiểu biểu quyết tán thành để quyết định của Đại hội thành viên được thông qua.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh