2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 70 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019: Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.
Theo đó:
- Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức, được thành lập theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm: Tổ chức bảo hiểm tương hỗ được thành lập nếu được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, trước khi đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, các thành viên sáng lập phải giao kết hợp đồng phục vụ cho việc thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
- Tổ chức bảo hiểm tương hỗ có tư cách pháp nhân: Có tài khoản ngân hàng riêng (có tài sản độc lập), có trụ sở riêng, có khả năng chịu trách nhiệm dân sự, hình sự đối với hoạt động của chính tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
- Mục đích thành lập tổ chức là nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên: Khác với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, tổ chức bảo hiểm tương hỗ không được thành lập dựa trên mục đích thu lợi nhuận qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm, mà được thành lập nhằm hỗ trợ các thành viên trong tổ chức. Ở đặc điểm này, tổ chức bảo hiểm tương hỗ giống với các tổ chức nghề nghiệp hơn so với các doanh nghiệp, chi nhánh nước ngoài.
- Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm: Thành viên sáng lập và thành viên khác. Trong đó, các thành viên có thể là cá nhân hoặc là tổ chức, hoạt động trên cùng một lĩnh vực, ngành nghề, trên cùng một địa bàn (do tổ chức bảo hiểm tương hỗ chỉ hoạt động trên một địa bàn nhất định).
Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24/02/2005 của Chính phủ:
“Điều 6. Thành viên sáng lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ
1. Thành viên sáng lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, tham gia thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ và cam kết mua bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ ngay sau khi tổ chức này được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.”
Như vậy:
- Thành viên sáng lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm:
+ Tổ chức: Tổ chức là chủ thể liên kết các chủ thể khác (có thể là cá nhân hoặc tổ chức khác), được xác định tồn tại kể từ thời điểm thành lập và chấm dứt sự tồn tại từ thời điểm được chủ thể có thẩm quyền tuyên bố chấm dứt hoạt động.
+ Cá nhân là con người cụ thể, được xác định sự tồn tại từ thời điểm sinh và chấm dứt tồn tại qua sự kiện chết (chết sinh học – tử vong, chết theo quyết định của Tòa án)
Các chủ thể này phải thỏa mãn đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật để trở thành thành viên sáng lập.
Cụ thể:
Điều kiện để cá nhân trở thành thành viên sáng lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ như thế nào?
Điều kiện để tổ chức trở thành thành viên sáng lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ như thế nào?
- Sự khác biệt của thành viên sáng lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ so với các thành viên khác: Thành viên sáng lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ thục hiện cam kết mua bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ ngay sau khi tổ chức này được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Theo đó, thành viên sáng lập là một trong tối thiểu 10 thành viên đầu tiên tham gia làm thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Đây là nhóm thành viên đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ (do tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải có tối thiểu 10 thành viên).
Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24/02/2005 của Chính phủ, thành viên sáng lập không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào so với các thành viên khác của tổ chức bảo hiểm, trừ khi Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ có quy định khác. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các tổ chức bảo hiểm tương hỗ đều có quy định lợi ích riêng dành cho các thành viên sáng lập, nhằm thu hút các thành viên ban đầu cho tổ chức phát triển và hoạt động.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh