2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 55 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động, nếu đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.
Theo Điều 12 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, có 03 điều kiện để người lao động được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp:
Người lao động có mức suy giảm khả năng lao động thấp hơn 31% được cho là có khả năng phục hồi cao hơn so với người có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên, cũng vì vậy mà nhóm đối tượng người lao động có mức suy giảm khả năng lao động dưới 31% chỉ được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần trong khi người bị suy giảm khả năng lao động ở mức từ 31% trở lên được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
Để chứng minh mức suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động phải có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Người sử dụng lao động không được sa thải, chấm dứt hợp đồng với người lao động trở lại làm việc sau khi điều trị ổn định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngược lại, người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí cho người lao động làm công việc phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động trong phạm vi quản lý của mình. Ví dụ: Người lao động A bị tai nạn lao động khi đang làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và được kết luận mức suy giảm khả năng lao động là 31%. Khi người lao động A điều trị ổn định và quay trở lại làm việc, người sử dụng lao động của người lao động A bố trí cho người lao động A làm công việc hành chính – văn phòng thay cho công việc nặng nhọc khi trước.
Tuy nhiên, thông thường, các công việc khi người lao động được chuyển sang làm việc không liên quan, hoặc không có cùng chuyên ngành, tiêu chuẩn kỹ thuật thực hiện như công việc ban đầu người lao động thực hiện theo hợp đồng lao động của người lao động với người sử dụng lao động. Nên khi chuyển công việc, nhiều trường hợp người lao động phải được đào tạo lại để thực hiện các công việc mới, từ đây phát sinh chi phí đào tạo (là phần hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với người lao động)
Chi phí hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được trích từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nên người lao động muốn được hưởng hỗ trợ này phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (hiện nay theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 và Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan).
Theo như trên, mức hỗ trợ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trở lại làm việc là chi phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động. Theo Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, học phí đào tạo chuyển đổi nghề được tính trên cơ sở giá trị dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chứ không được tính theo mức học phí tự đưa ra của người sử dụng lao động hay của riêng cơ sở đào tạo nghề.
Đồng thời, dựa trên mức học phí này, theo Khoản 2 Điều 55 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người lao động được hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần (15 lần) mức lương cơ sở.
Ví dụ: Hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000. Suy ra mức tối đa mà người lao động được hỗ trợ là: 1.490.000 x 15 = 22.350.000 (Đồng)
Tuy nhiên còn tùy theo mức học phí, nếu mức học phí của người lao động là 10.000.000 Đồng thì người lao động chỉ được hỗ trợ tối đa 5.000.000 (Đồng).
Số lần hỗ trợ tối đa đối với một người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được hỗ trợ một lần.
Ví dụ: Người lao động B bị tai nạn lao động lần đầu vào năm 2019 và được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong năm này. Tức là người lao động trong năm 2019 chỉ được hỗ trợ chuyển đổi một lần.
Năm 2020 người lao động tiếp tục bị tai nạn lao động và được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp lần 02, nhưng chỉ được hưởng trợ cấp 01 lần trong năm 2020.
Năm 2021 người lao động tiếp tục bị tai nạn lao động và cũng đủ điều kiện để được hỗ trợ chuyển đổi nghề, nhưng do đã được hỗ trợ 02 lần nên người lao động B không được hỗ trợ chuyển đổi nghề nữa.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh