2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đối với mỗi phương thức đóng bảo hiểm xã hội thì tương đương với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội xác định khác nhau. Vậy thời điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với từng phương thức đóng bảo hiểm xã hội như thế nào? Trong trường hợp quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội mà người lao động không đóng bảo hiểm xã hội thì xử lý như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 85 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thời điểm đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
- Đối với phương thức đóng bảo hiểm xã hội theo tháng: Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội là trong mỗi tháng
- Đối với phương thức đóng bảo hiểm xã hội 03 tháng một lần: Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội là trong 03 tháng của từng lần đóng
- Đối với phương thức đóng bảo hiểm xã hội 06 tháng một lần: Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội là trong 04 tháng đầu của từng lần đóng
- Đối với phương thức đóng bảo hiểm xã hội 12 tháng một lần: Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội là trong 07 tháng đầu của từng lần đóng
- Đối với phương thức đóng bảo hiểm xã hội một lần cho nhiều năm (tối đa 05 năm) và đóng một lần cho những năm còn thiếu (khi đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội – số năm đóng thiếu tối đa là 10 năm): Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội là thời điểm đăng ký phương thức đóng bà mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng
Theo Khoản 3 Điều 85 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong trường hợp quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội của các trường hợp đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng, 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội, thì người lao động được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
Nếu người lao động muốn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì phải:
- Đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội
- Nếu người lao động có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng. Tức theo công thức sau:
T3 = Mđ x (1+r)t
Trong đó:
- T3: Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng
- Mđ: Mức đóng hằng tháng; mức đóng 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần
- t: Số tháng chậm đóng
- r: Lãi suất đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng)
Điều 85 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng có nêu ví dụ cho trường hợp này như sau:
Ví dụ 10: Ông C ở ví dụ 9 thay đổi phương thức đóng BHXH tự nguyện theo phương thức 06 tháng một lần với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng là 5.000.000 đồng/tháng, số tiền phải đóng là: 6.600.000 đồng (5.000.000 đồng/tháng x 22% x 6 tháng).
Tuy nhiên, ông C không thực hiện đóng trong khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 02/2017. Đến tháng 6/2017, ông C tới cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị đóng bù cho 06 tháng chưa đóng (từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2017). Số tháng chậm đóng từ tháng 03/2017 đến tháng 6/2017 là 4 tháng. Giả định lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm 2016 là 0,826%. Mức đóng bù của ông C là: 6.820.781 đồng [6.600.000 đồng x (1 + 0,00826)4 = 6.820.781 đồng].
Trường hợp, đến tháng 3/2017 ông C đến cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị đóng bù cho phương thức 06 tháng chưa đóng. Số tháng chậm đóng từ tháng 3/2017 đến tháng 3/2017 là 1 tháng. Giả định lãi suất đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm 2016 là 0,826%. Mức đóng bù của ông C là: 6.654.516 đồng [6.600.000 đồng x (1 + 0,00826) = 6.654.516 đồng].
Như vậy, nếu người lao động đóng bù số tiền đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng chậm thì số tiền đóng bù được tính là lãi suất đóng bảo hiểm xã hội, do đó, nếu người lao động thay đổi công việc, không còn được hưởng mức thu nhập như đã đăng ký đóng bảo hiểm xã hội thì nên thực hiện điều chỉnh thông tin đóng bảo hiểm xã hội, tránh trường hợp đóng chậm và phải đóng nhiều hơn mức mà người lao động đã đăng ký.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh