2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giấy phép đặt văn phòng đại diện là loại Giấy phép do Bộ Tài chính cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài khi doanh nghiệp này đủ các điều kiện cần thiết và có hồ sơ đề nghị đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam.
Cũng giống như các loại Giấy phép khác như Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Giấy phép đặt văn phòng đại diện bao gồm các nội dung cơ bản như:
- Tên của doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện, lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp này
- Tên văn phòng đại diện (tên giao dịch)
- Địa chỉ của văn phòng đại diện tại Việt Nam
- Các thông tin của Trưởng Văn phòng đại diện
- Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện
- Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép
- Số bản của Giấy phép
Theo Khoản 2 Điều 112 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài chỉ bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động.
Theo đó, sự tồn tại của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến văn phòng đại diện này, do văn phòng đại diện là bộ phận trực thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, không hoạt động một cách độc lập. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải chấm dứt hoạt động do bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động tại nước nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, có nghĩa doanh nghiệp này không được thực hiện các hoạt động kinh doanh, giao dịch ở tất cả các quốc gia khác do không còn được hoạt động hợp pháp. Vì vậy văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy phép đặt văn phòng đại diện trong trường hợp này.
Bước 1: Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện đến Bộ Tài chính. Trong đó bao gồm các thành phần hồ sơ sau:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động theo mẫu do Bộ Tài chính quy định
- Các bằng chứng chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ với người lao động và các nghĩa vụ với các tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam
- Bản gốc Giấy phép đặt văn phòng đại diện
- Các giấy phép, quyết định có liên quan trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện
Bước 2: Bộ Tài chính xem xét và chấp thuận chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện
Trong 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện
Bước 3: Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động
Văn phòng đại diện trước khi chấm dứt hoạt động phải hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ và thủ tục theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh