2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/04/2014 của Bộ Y tế, thủ tục chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới) bao gồm:
- Chủ thể có trách nhiệm thực hiện: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (người thực hiện thông báo và giải thích lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh là người đang thực hiện điều trị, chịu trách nhiệm bệnh án của bệnh nhân và làm việc cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà người bệnh đang điều trị - ví dụ: Bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân)
- Hoạt động này nhằm đảm bảo tính minh bạch của việc chuyển tuyến cũng như quyền của người bệnh và thân nhân người bệnh được biết về tình trạng bệnh, nơi điều trị bệnh (do các bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên chủ yếu là các bệnh nhân bệnh nặng)
- Trong nhiều trường hợp, người bệnh và thân nhân của người bệnh có đề nghị chuyển về tuyến dưới, thì khi chuẩn bị chuyển tuyến cơ sở y tế vẫn có trách nhiệm thông báo và giải thích lý do chuyển tuyến cho người bệnh và thân nhân bệnh nhân, không được bỏ đi bước này.
- Giấy chuyển tuyến được xây dựng theo Mẫu tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/04/2014 của Bộ Y tế (không được tạo giấy chuyển tuyến theo mẫu khác, nếu không thì không hợp lệ)
- Chủ thể có thẩm quyền ký: Theo Điều 6 Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/04/2014 của Bộ Y tế thì:
+ Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh ủy quền ký giấy chuyển tuyến (Ví dụ: Giám đốc Bệnh viện)
+ Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến. (Ví dụ: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân chỉ có một bác sỹ duy nhất phụ trách điều trị bệnh nhân theo chuyên môn khoa nhi thì bác sỹ này có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến cho bệnh nhân mình đang điều trị)
Không có trường hợp cấp cứu như khi chuyển lên tuyến trên hay cùng tuyến vì trường hợp chuyển người bệnh về tuyến dưới, bệnh nhân ở tình trạng tiến triển tốt trong điều trị bệnh.
Cơ sở khám, chữa bệnh nơi người bệnh được chuyển đi có trách nhiệm giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh (cha, mẹ) để chuyển tới cơ sở khám, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến (nếu không có giấ chuyển tuyến thì cơ sở khám, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến không thể tiếp nhận bệnh nhân theo hình thức chuyển tuyến).
Sau đó, bệnh nhân, giấy chuyển tuyến được bàn giao cho cơ sở khám, chữa bệnh nơi người bệnh chuyển đến. Cơ sở khám, chữa bệnh nơi người bệnh chuyển đến có trách nhiệm thực hiện điều trị cho người bệnh tiếp nối theo bệnh án của bệnh nhân.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm y tế
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh