2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ:
“Điều 10. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Theo đó, tiền lương làm căn cứ tính chế độ của người lao động (lương hưu của người lao động) nếu người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước năm 2016 được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ.
Ví dụ: Mức lương cơ sở tăng thì lương hưu của người lao động được điều chỉnh tăng
Cũng theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ:
“Điều 10. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại Khoản 2 Điều này.”
Dựa vào quy định này, việc điều chỉnh lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân lương tháng đóng đóng bảo hiểm xã hội (để tính lương hưu, trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần) được điều chỉnh như đối với người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động.
Theo Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh từng năm = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm x Mức diều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng
Trong đó:
a. Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t = Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100% / Chỉ số tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%
Xác định:
t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một)
b. Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, trên cơ sở tính mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sau điều chỉnh và chỉ số giá tiêu dùng bình quân hằng năm do Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh