Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội như thế nào? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:06 (GMT+7)

Bài viết giải thích về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội

Theo Điều 10 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có 11 trách nhiệm về bảo hiểm xã hội. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 06 trong tổng số 11 trách nhiệm này.

1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bảo hiểm xã hội

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bảo hiểm xã hội và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mà Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là người đứng đầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nên cũng có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bảo hiểm. Trước khi trình cấp trên phê duyệt thì Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng phải kiểm tra, đánh giá chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bảo hiểm xã hội và phê duyệt.

2. Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội như các vấn đề xây dựng trong Luật, các vấn đề xây dựng trong Nghị định, Thông tư và trình lên cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc tự mình ký ban hành nếu có thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật.

3. Xây dựng và trình Chính phủ chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ở đây là chỉ tiêu chung về số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm xã hội trên toàn quốc (bao gồm phân về từng địa phương). Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, đồng thời kiểm tra, đánh giá trước khi trình Chính phủ phê duyệt chỉ tiêu, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chính phủ về chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội mà Bộ đã xây dựng.

4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ phối hợp với các Bộ, ngành khác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội thông qua việc lên kế hoạch, tổ chức các hoạt động, chương trình tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, các cấp cơ quan chuyên môn về lao động ở địa phương thực hiện theo các kế hoạch, chương trình của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền, phổ biến phối hợp với các Bộ, ngành khác.

5. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội

Các chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội có thể được xây dựng bởi Quốc hội, Chính phủ, Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ký), các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi quản lý của mình. Tuy nhiên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam về bảo hiểm xã hội, nên chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. Do đó, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có bộ phận thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội (bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện) là Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đồng thời, Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tổ cáo trong phạm vi quản lý của Bộ, thực hiên tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật. Về cơ bản, cơ quan này là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, có nghĩa vấn đề này vẫn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội không có trách nhiệm trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, do đây là trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính và cơ quan giúp việc Bộ trưởng Bộ Tài chính về thanh tra.

Xem thêm: Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội như thế nào? (Phần 2)

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư