Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội như thế nào? (Phần 2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:06 (GMT+7)

Bài viết giải thích về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội

Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội như thế nào? (Phần 1) đã giới thiệu về 06 trong tổng số 11 trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 05 trách nhiệm còn lại của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội liên quan đến vấn đề này.

7. Trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động

Các trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động là các trường hợp phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội mà người lao động không được hưởng quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội do sự thiếu thống nhất trong chính sách, sự chênh lệch so với thực tế của pháp luật. Trong trường hợp này, các cấp địa phương của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình lên Chính phủ quyết định biện pháp xử lý.

8. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là chịu sự quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, có trách nhiệm thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội dựa trên hoạt động quản lý về bảo hiểm xã hội. Đồng thời, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cũng có Vụ bảo hiểm xã hội quản lý các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội. Vụ bảo hiểm xã hội thực hiện hướng dẫn, tổ chức thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về bảo hiểm xã hội lên Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Do đó, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng có trách nhiệm thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội cho các Bộ, ngành khác cũng như với Chính phủ.

9. Tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thường xuyên lên kế hoạch, tổ chức tập huấn, đào tạo cho cán bộ, công chức quản lý liên quan đến bảo hiểm xã hội về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội. Đồng thời, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan địa phương thực hiện các hoạt động tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội cho các chủ thể như người sử dụng lao động, người lao động. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn, huấn luyện về bảo hiểm xã hội cho các chủ thể liên quan đến bảo hiểm xã hội.

10. Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội

Viện Khoa học Lao động và Xã hội (thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực lao động, và bảo hiểm xã hội. Vụ hợp tác quốc tế, Vụ bảo hiểm xã hội (thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cũng có các nhiệm vụ tổ chức, tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội. Là người đứng đầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.

11. Hằng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo lên Chính phủ về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội dựa trên báo cáo từ các cấp quản lý về lao động, bảo hiểm xã hội ở địa phương cũng như Bộ trưởng Bộ Tài chính, từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư