2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 1 Công văn số 3194/BHXH-CSXH ngày 08/05/2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
- Đơn đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động (Theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 88/2020/NĐ-CP đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc thôi việc) hoặc văn bản của người sử dụng của người lao động nơi người lao động đang làm việc đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp (mẫu số 05A-HSB) đối với trường hợp người lao động chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa
- Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa
- Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có)
Người lao động có trách nhiệm tự chuẩn bị hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp, tuy nhiên, một số thành phần trong hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp không thể được cung cấp, hoàn thiện bởi người lao động.
a. Đối với người lao động đã nghỉ hưu, thôi việc (không còn người sử dụng lao động) mà đang trong thời gian đảm bảo
Theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2017 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp để khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Khi có kết quả khám phát bệnh nghề nghiệp thì cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn thiện hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của Bộ Y tế.
b. Đối với trường hợp người lao động chuyển việc khác mà không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bệnh nghề nghiệp mà còn trong thời gian bảo đảm
Theo Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2017 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp để khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Sau khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thì người lao động hoặc người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc lập hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp trên cơ sở hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp, người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động hoặc đề nghị đơn vị nơi người lao động đã từng làm việc hoặc đang làm việc giới thiệu.
Khi giám định sức khỏe có kết luận mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì người lao động (người lao động đã nghỉ hưu) gửi hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp đến cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), trong đó có văn bản đề nghị giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Thời điểm người lao động được nhận trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh