Trợ cấp mai táng cho thân nhân người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:21 (GMT+7)

Trợ cấp mai táng cho thân nhân người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Trường hợp người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng khi người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, các trường hợp thân nhân (người lo mai táng) được nhận trợ cấp mai táng khi người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:

a. Thân nhân lo mai táng của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên. Tức là người lao động thỏa mãn các điều kiện sau đây:

- Không có yêu cầu về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đủ 12 tháng tròn (không được thiếu tháng)

b. Thân nhân lo mai táng của người lao động có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên. Tức là người lao động thỏa mãn các điều kiện sau đây:

- Tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không thấp hơn 60 tháng (05 năm)

- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể ít hơn 12 tháng

c. Thân nhân lo mai táng của người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tức là người lao động thỏa mãn điều kiện sau đây:

Người lao động chết do sự kiện tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (đã phát hiện bệnh nghề nghiệp) hoặc trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (điều trị nội trú, ngoại trú, điều trị lần đầu, điều trị các chấn thương tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát).

d. Thân nhân lo mai táng của người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc. Tức là người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người đang hưởng lương hưu (có đủ điều kiện để hưởng lương hưu: về tuổi, về số năm đóng bảo hiểm xã hội)

- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc (có đầy đủ các điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động, về trường hợp tai nạn lao động, loại bệnh nghề nghiệp)

- Người thuộc trường hợp này không cần thỏa mãn thời gian đóng bảo hiểm xã hội

2. Mức hưởng trợ cấp thai sản

Cũng theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, trợ cấp mai táng trong trường hợp người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính như sau:

Trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở

Trong đó:

Mức lương cơ sở được xác định tại tháng mà người lao động chết, hoặc được Tòa án tuyên bố chết.

Ví dụ: Người lao động A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 05 năm, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 04 năm. Người lao động A đột ngột chết vào tháng 07/2021, khi đó mức lương cơ sở là 1.490.000 Đồng. Suy ra, mức trợ cấp mai táng mà thân nhân lo mai táng cho người lao động A nhận được là:

Trợ cấp mai táng = 10 x 1.490.000 = 14.900.000 (Đồng)

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư