2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 81 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014:
“Điều 81. Trợ cấp tuất
1. Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.”
Suy ra:
a. Trường hợp thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp tuất: Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu thì chết
b. Phương thức hưởng trợ cấp tuất: Trợ cấp tuất một lần (không trợ cấp tuất hằng tháng)
a. Mức tính thông thường
Trong trường hợp này, theo Khoản 2 Điều 81 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014:
- Đối với những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014: Cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
- Đối với những năm đóng bảo hiểm xã hội sau năm 2014: Cứ mỗi năm tính bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập đóng bảo hiểm xã hội
Suy ra công thức tính mức trợ cấp tuất một lần của người lao động là:
Mức trợ cấp tuất một lần = Mức trợ cấp đối với những năm trước năm 2014 + Mức trợ cấp đối với những năm từ năm 2014 trở đi
Trong đó:
Mức trợ cấp đối với những năm trước năm 2014 = Số năm đóng bảo hiểm xã hội x (1,5 x Bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội)
Mức trợ cấp đối với những năm từ năm 2014 trở đi = Số năm đóng bảo hiểm xã hội x (2 x Bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội)
Bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.
Ví dụ: Người lao động A đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tròn 10 năm, từ tháng 01/2010 đến hết năm 2019. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là 10.000.000 (Đồng). Suy ra:
Mức trợ cấp đối với những năm trước năm 2014 = 4 x (1,5 x 10.000.000) = 60.000.000 (Đồng)
Mức trợ cấp đối với những năm từ năm 2014 trở đi = 6 x (2 x 10.000.000) = 120.000.000 (Đồng)
Suy ra, mức trợ cấp tuất một lần của người lao động A là:
60.000.000 + 120.000.000 = 180.000.000 (Đồng)
b. Mức tính trong trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội
- Trong trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tức:
Mức trợ cấp tuất một lần = Tổng số tiền đã đóng trong các tháng đóng bảo hiểm xã hội < 02 tháng mức bình quân thu nhập đóng bảo hiểm xã hội
- Nếu người lao động có cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân lương và thu nhập đóng bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp này, mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu được tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng, nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Tức:
Mức trợ cấp tuất một lần = (48 x Tháng lương hưu đang hưởng) – [(Số tháng hưởng lương hưu – 02) x (0,5 x Tháng lương hưu đang hưởng)]
Trong đó:
Tháng lương hưu đang hưởng là tháng lương hưu tại thời điểm người lao động chết
Ví dụ: Người lao động đóng bảo hiểm xã hội 20 năm và mới nghỉ hưu được 04 tháng thì chết. Tại thời điểm chết, tháng lương hưu đang hưởng của người lao động là 10.000.000 Đồng. Suy ra:
Mức trợ cấp tuất một lần = (48 x 10.000.000) – (04 – 02) x (0,5 x 10.000.000) = 470.000.000 (Đồng)
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh