2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người lao động thuộc các đối tượng áp dụng của chế độ thai sản (Xem thêm: Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là những ai?) thì không phải lúc nào cũng được hưởng chế độ thai sản. Tức là, chỉ trong một số trường hợp người lao động được hưởng chế độ thai sản. Đó là những trường hợp nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có 06 trường hợp người lao động được hưởng chế độ thai sản.
Người lao động nữ mang thai trong giai đoạn hơn 09 tháng. Trong giai đoạn này, các hoạt động làm việc của người lao động có thể bị gián đoạn do sức khỏe của người mang thai thường yếu và công việc của người lao động có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi (đặc biệt là các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Vì vậy, người lao động nữ mang thai được hưởng chế độ thai sản trong quá trình mang thai và trước khi sinh.
Người lao động nữ sinh con cần thời gian phục hồi sức khỏe sau khi sinh, do việc sinh con có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người phụ nữ, đặc biệt với các sản phụ cao tuổi, sản phụ có bệnh nền, sản phụ sinh con có biến chứng,… Đồng thời, trong những tháng đầu sau khi sinh con, những đứa con cần sự chăm sóc của mẹ. Vì vậy, khi người lao động nữ sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Về mặt sinh học, người lao động nữ mang thai hộ cũng chịu các vấn đề về sức khỏe giống với người lao động nữ tự mình mang thai và tự mình sinh con. Do đó, nhóm người lao động nữ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản.
Người mẹ nhờ mang thai hộ không trực tiếp mang thai, sinh con, nhưng sau khi đứa trẻ được sinh ra, người mẹ nhờ mang thai hộ vẫn có trách nhiệm chăm sóc cho đứa con của mình. Thời gian đứa trẻ cần được chăm sóc cẩn thận đầu đời cũng không khác những đứa trẻ không sinh ra từ quá trình mang thai hộ, vì vậy nhóm người này vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Đây là nhóm người lao động có thể là nam, hoặc nữ (cha hoặc mẹ nuôi). Tương tự với trường hợp trên, người lao động thuộc nhóm này không phải mang thai, sinh con nhưng vẫn phải chăm sóc trẻ dưới 06 tháng tuổi (chưa qua thời gian cai sữa và cần người mẹ ở bên chăm sóc). Vì vậy nhóm người này cũng được hưởng chế độ thai sản.
Lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người phụ nữ (dù trong thời gian ngắn). Các hoạt động này cũng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người lao động nữ, cũng như khả năng thực hiện công việc của người lao động nữ một thời gian ngắn sau khi đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản. Vì vậy, dù không được hưởng nhiều quyền lợi chế độ thai sản thì người lao động nhóm này vẫn được hưởng một số ít hỗ trợ bởi chế độ thai sản.
Đây cũng là nhóm người lao động có thể là nam. Người lao động nam ở đây là người chồng có vợ sinh con (thậm chí bao gồm cả trường hợp vợ nhờ người mang thai hộ). Trong trường hợp này, người lao động cũng phải chăm sóc vợ sau khi sinh và chăm sóc con mới sinh, nên gặp rất nhiều khó khăn để cân bằng công việc và trách nhiệm đối với gia đình. Do đó, nếu người lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội (bắt buộc) thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, trong 06 trường hợp này, thì mỗi trường hợp mức độ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của người lao động là khác nhau. Điều đó dẫn đến chế độ được thực hiện cho mỗi trường hợp cũng khác nhau.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh