2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 28 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, các trường hợp được hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là trường hợp điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động) theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trong đó không bao gồm các trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan quản lý Nhà nước.
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức điều tra lại là cơ quan thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động, đối với Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở là người sử dụng lao động, đối với Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh là Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, đối với Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức điều tra lại bệnh nghề nghiệp là cơ quan thành lập Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp (Sở Y tế, Bộ Y tế, các Bộ có luên quan theo đề nghị của thanh tra Sở Y tế) Khi có yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội, các cơ quan thành lập Đoàn điều tra cấp tỉnh hoặc cấp trung ương thực hiện điều tra lại tai nạn lao động. Tuy nhiên trong trường hợp điều tra lại do khiếu nại, tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan có thẩm quyền thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động trước, do việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước và là việc các chủ thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình.
Theo Điều 29 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được trích ra 100% cho việc điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành, trong đó bao gồm các khoản phí sau:
a. Công tác phí cho những người tham gia đoàn điều tra
Những thành viên tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động đều được hưởng công tác phí. Thông thường công tác phí do cơ quan tổ chức điều tra tai nạn lao động hoặc cơ quan cử người tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động chi trả. Tuy nhiên trong trường hợp điều tra lại do cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu thì khoản công tác phí được chi trả 100% bởi Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b. Chi phí thuê chuyên gia và phí trưng cầu giám định
Chi phí thuê chuyên gia, phí trưng cầu giám định do người sử dụng lao động chi trả (Theo Khoản 9 Điều 18 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ), kể cả trong trường hợp điều tra lại tai nạn lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội có yêu cầu điều tra lại thì chi phí thuê chuyên gia và phí trưng cầu giám định do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100%, người sử dụng lao động không phải chi trả khoản tiền này
c. In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động cũng phải chịu các khoản chi phí in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp kể cả trong trường hợp điều tra lại tai nạn lao động. Tuy nhiên trong trường hợp điều tra lại tai nạn lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội có yêu cầu thì Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% khoản chi phí này.
Theo Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, thời hạn điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội có yêu cầu thì không được quá 60 ngày, trừ trường hợp giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ quan có thẩm quyền tổ chức điều tra lại có thỏa thuận khác, nhằm phòng tránh trường hợp thời gian điều tra lại kéo dài dẫn đến kinh phí hỗ trợ điều tra lại từ Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tăng cao.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh