2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 70 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019: Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.
Theo đó:
- Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức, được thành lập theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm: Tổ chức bảo hiểm tương hỗ được thành lập nếu được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, trước khi đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, các thành viên sáng lập phải giao kết hợp đồng phục vụ cho việc thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
- Tổ chức bảo hiểm tương hỗ có tư cách pháp nhân: Có tài khoản ngân hàng riêng (có tài sản độc lập), có trụ sở riêng, có khả năng chịu trách nhiệm dân sự, hình sự đối với hoạt động của chính tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
- Mục đích thành lập tổ chức là nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên: Khác với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, tổ chức bảo hiểm tương hỗ không được thành lập dựa trên mục đích thu lợi nhuận qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm, mà được thành lập nhằm hỗ trợ các thành viên trong tổ chức. Ở đặc điểm này, tổ chức bảo hiểm tương hỗ giống với các tổ chức nghề nghiệp hơn so với các doanh nghiệp, chi nhánh nước ngoài.
Vốn góp thành lập và nguồn hình thành của vốn góp thành lập là một trong các điều kiện quan trọng để tổ chức bảo hiểm tương hỗ được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Theo Khoản 1.1. Điều 1 Chương V Thông tư số 52/2005/TT-BTC ngày 20/06/2005 của Bộ Tài chính:
- Mức vốn pháp định của tổ chức bảo hiểm tương hỗ là 20 tỷ đồng
- Mức vốn pháp định của riêng tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông nghiệp là 9 tỷ đồng (do chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực nông nghiệp và bảo hiểm các rủi ro liên quan đến nông nghiệp).
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải đảm bảo có đủ số vốn thành lập không thấp hơn số vốn pháp định để thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với bên mua bảo hiểm (thành viên của chính tổ chức bảo hiểm tương hỗ). Số tiền vốn góp thành lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ khi đề nghị cấp Giấy phép chưa phải số vón góp thực tế, do tại thời điểm đó tổ chức bảo hiểm tương hỗ chưa được phép hoạt động. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải hoàn tất số vốn góp thành lập với mức không thấp hơn mức vốn pháp định nêu trên. Nếu không góp đủ số vốn (tối thiểu bằng số vốn pháp định) trong thời hạn thì tổ chức bảo hiểm tương hỗ có thể bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động.
Theo Điều 13 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24/02/2005 của Chính phủ, vốn thành lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ được góp bằng:
- Tiền (Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi)
- Các loại giấy tờ có giá chuyển đổi được thành tiền vào tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam (bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được tiền và được phép giao dịch)
Số vốn góp được nêu trong đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động và thành lập được gửi vào tài khoản ngân hàng phong tỏa. Việc phong tỏa tài khoản sẽ được chấm dứt ngay sau khi tổ chức bảo hiểm tương hỗ được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Theo đó, hoạt động đưa số tài sản góp vốn thành lập vào tài khoản phong tỏa nhằm đảm bảo số vốn này không bị thất thoát trước thời điểm thành lập tổ chức bảo hiểm tương trợ (tránh tình trạng lách luật về vốn góp để thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ hoặc các vi phạm pháp luật liên quan đến việc thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ).
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật kinh doanh bảo hiểm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh