2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giáo dục đào tạo được xác định là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển của đất nước. Hiện nay, công tác khuyến học, xây dựng xã hội học tập đã nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Ngày Khuyến học Việt Nam (02/10) có ý nghĩa như thế nào?. Trong bài viết dưới đây sẽ trình bày về vấn đề trên. Hãy GỌI NGAY tới 0908308123 để được Luật sư tư vấn miễn phí và cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu.
Từ bao đời nay, dân tộc ta có truyền thống hiếu học. Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời đã trở thành kim chỉ nam cho chủ trương xây dựng công tác giáo dục của Đảng và Nhà nước ta.
Sau năm 1975, đất nước ta thống nhất hai miền Bắc - Nam và tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh công tác khuyến học nhằm nâng cao trình độ dân trí và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trở nên cấp thiết.
Năm 1996, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các nhà lãnh đạo, lão thành cách mạng đề xuất thành lập một tổ chức góp phần hỗ trợ học tập, chấn hưng giáo dục. Hội Khuyến khích và hỗ trợ giáo dục Việt Nam gọi tắt là Hội Khuyến học Việt Nam ra đời ngày 2/10/1996 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 16/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1271/QĐ-TTg năm 2008, quyết định lấy ngày 2 tháng 10 hằng năm làm "Ngày Khuyến học Việt Nam".
Điều 1 Quyết định 1271/QĐ-TTg năm 2008 đã quyết định về ngày khuyến học như sau:
Lấy ngày 02 tháng 10 hàng năm là Ngày Khuyến học Việt Nam để động viên các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tôn vinh những gương sáng hiếu học, tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học, khuyến tài.
Theo quy định trên, ngày 02/10 hàng năm chính thức được công nhận là Ngày Khuyến học Việt Nam. Mục đích của ngày này là nhằm khuyến khích, động viên các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội tích cực tham gia vào công tác khuyến học, khuyến tài, đồng thời thúc đẩy việc xây dựng một xã hội học tập toàn diện. Bên cạnh đó, Ngày Khuyến học Việt Nam còn là dịp để tôn vinh những cá nhân, tập thể có những thành tích xuất sắc trong phong trào khuyến học, khuyến tài và thúc đẩy tinh thần hiếu học trong cộng đồng.
Hiện nay, Ngày Khuyến học Việt Nam (02/10) mang trong mình ý nghĩa kép: vừa là ngày ra mắt toàn dân một tổ chức xã hội có sứ mệnh góp phần đưa Việt Nam trở thành Quốc gia học tập, vừa là ngày khởi động phong trào toàn dân học tập suốt đời. Do đó, Ngày Khuyến học Việt Nam còn là động lực thúc đẩy phong trào học tập, sáng tạo trong xã hội.
Điều 13 Luật Giáo dục năm 2019 đã quy định cụ thể về các quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như sau:
1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
2. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.
3. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
Theo đó, pháp luật đã quy định rất rõ ràng học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân, không phân biệt dân tộc, không phân biệt tôn giáo, bất kể nam hay nữ, đặc điểm cá nhân ra sao, nguồn gốc gia đình thế nào… đều có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục.
Bên cạnh đó, học tập còn được xem là nghĩa vụ đối với mỗi công dân bởi đó là trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn với gia đình và xã hội. Mỗi cá nhân, thông qua việc học tập, có thể nâng cao kiến thức và kỹ năng, từ đó thực hiện tốt các nghĩa vụ xã hội của mình, góp phần vào sự phát triển toàn diện của đất nước.
Đặc biệt, với những nhóm đối tượng thuộc hoàn cảnh đặc biệt như: người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo, Nhà nước sẽ ưu tiên, tạo điều kiện để họ được thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. Điều này thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền lợi của mọi công dân đồng thời khẳng định tầm quan trọng của giáo dục là quốc sách trong thời kì phát triển đất nước hiện nay.
>>>Xem thêm tại: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục năm 2019
Căn cứ theo Điều 94 Luật Giáo dục 2019 quy định việc lập quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục như sau:
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục. Việc thành lập và hoạt động của quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trong đó, quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục được hiểu là quỹ do tổ chức, cá nhân thành lập theo nguyên tắc tự nguyện. Điều này có nghĩa là việc thành lập quỹ là do ý nguyện của bên lập quỹ và không bị ép buộc bởi cơ quan Nhà nước. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhằm hỗ trợ, động viên, khen thưởng, khuyến khích và giúp đỡ về tài chính cho người học, góp phần vào việc phát triển giáo dục.
Theo quy định trên, nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, mở ra cơ hội học tập, hỗ trợ tài chính cho những người học gặp khó khăn về điều kiện học tập; động viên, khen thưởng những học sinh, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc tạo sự khích lệ phấn đấu phát triển hơn nữa trong tương lai.
Đây được xem như một chính sách nhà nước quy định để các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đóng góp nguồn lực đầu tư, xây dựng lâu dài cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.
>>>Xem thêm tại: Chính sách lập quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục
Hội Khuyến học Việt Nam (Vietnam Association for Promoting Education- VAPE) chính thức được thành lập vào ngày 29/2/1996 theo Quyết định 122/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và ngày 2/10/1996, Hội được chính thức ra mắt nhân dân cả nước.
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 275/QĐ-BNV quyết định phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội khuyến học Việt Nam đã quy định về tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam như sau:
Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội, tập hợp các lực lượng xã hội và công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước và nước ngoài tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, khuyến học, khuyến tài, góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập khu vực và quốc tế.
Theo đó, Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người”’ góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế.
Ngoài ra, Hội Khuyến học Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 7 Quyết định 275/QĐ-BNV quyết định phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội khuyến học Việt Nam đã quy định chi tiết các nhiệm vụ mà Hội Khuyến học Việt Nam cần thực hiện:
1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội, không lợi dụng hoạt động của Hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc.
2. Liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội, các cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trên phạm vi cả nước.
3. Tập hợp, đoàn kết hội viên và các lực lượng xã hội đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài thực hiện công bằng xã hội và tạo cơ hội cho mọi công dân được học tập thường xuyên, học suốt đời nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
4. Khuyến khích người lao động có sáng kiến đóng góp hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước; hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, phần thưởng cho học sinh giỏi có thành tích cao trong học tập và tu dưỡng.
5. Phát triển các hình thức học tập để hỗ trợ và khuyến khích việc học tập của thế hệ trẻ và người đã trưởng thành theo quy định của pháp luật.
6. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoạch định chính sách tạo động lực cho các hoạt động khuyến học của Hội.
7. Thúc đẩy quan hệ, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau về đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, hội thảo, hội nghị, tham quan học tập, tư vấn và cung ứng dịch vụ đào tạo.
8. Tài chính của Hội được sử dụng đúng mục đích khuyến học, khuyến tài, nguyên tắc công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Những nhiệm vụ này thể hiện rõ vai trò của Hội Khuyến học Việt Nam trong việc thúc đẩy học tập, nâng cao tri thức và trình độ của người dân, đồng thời trong việc hợp tác quốc tế với các tổ chức trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tổ chức hội thảo…
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh