2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, để đảm bảo các giao dịch được diễn ra phù hợp với ý chí của các bên, cũng tạo điều kiện để các bên có thể thực hiện nghĩa vụ của mình. Pháp luật luật cho phép người có quyền có thể ủy quyền cho người thứ ba thực hiện giúp mình, mà không nhất thiết phải đích thân thực hiện. Pháp luật gọi đó là thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba. Điều 283 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba như sau:
“Điều 283. Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba
Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”
Từ quy định trên có thể thấy, việc ủy quyền cho người thứ ba thực hiện nghĩa vụ phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Nghĩa vụ chỉ được thực hiện thông quan người thứ ba nếu có sự đồng ý của người có quyền. Pháp luật không quy định cụ thể việc bên cos quyền đồng ý có phải lập thành văn bản hay không. Do đó, có thể hiểu sự đồng ý không nhất thiết phải lập thành văn bản, mà có thể được thực hiện bằng lời nói. Tuy nhiên quy định này chỉ mang tính quy tắc chung. Trong thực tế, việc có thể thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba hay không và khi thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba có cần sự đồng ý của bên có quyền hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào đối tượng của nghĩa vụ là gì[1]. Theo đó, nếu nghĩa vụ phải thực hiện là việc chuyển giao tài sản như chuyển giao vật, trả tiền thì bên có nghĩa vụ không cần có sự đồng ý của bên có quyền. Bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thực hiện nghĩa vụ, và chỉ cần thông báo cho bên có quyền biết. Bởi vì, quyền lợi của bên có quyền hướng tới là tài sản được chuyển giao, nên chỉ cần bên thứ ba thực hiện đúng nội dung mà các bên trong quan hệ nghĩa vụ đã thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật.
Bản chất của ủy quyền là, bên được ủy quyền thực hiện công việc nhân danh quyền và nghĩa vụ của người ủy quyền. Do đó, suy cho cùng mọi hành vi của người được ủy quyền đều thuộc trách nhiệm của người ủy quyền. Như vậy, nếu bên thứ thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì bên có nghĩa vụ vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho người có quyền, trong trường hợp bên có nghĩa vụ trốn tránh và đẩy trách nhiệm sang cho người thứ ba. Bên có quyền vẫn có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ hoặc bồi thường thiệt hại nếu có. Các bên có thể thực hiện ủy quyền trong các trường hợp cụ thể như: ủy quyền chuyển giao hàng hóa, ủy quyền trả nợ ngân hàng,…
Tuy nhiên không phải lúc nào bên có nghĩa vụ cũng có thể ủy quyền cho người thứ ba thực hiện công việc thay mình. Đó là, trong trường hợp quan hệ nghĩa vụ có đối tượng là công việc không được thực hiện. Bởi vì, trong quan hệ nghĩa vụ mà đối tượng là công việc không được thực hiện, thì chính bản thân người mang nghĩa vụ phải chịu sự bất động theo nội dung đã thỏa thuận, nên không thể thực hiện thông qua người thứ ba. Hay các nghĩa vụ liên quan đến nhân thân như nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc của vợ chồng; nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc của con cái đối với cha mẹ;…Những nghĩa vụ này phải do đích thân người có nghĩa vụ thực hiện chứ không thể thực hiện thông qua người thứ ba được ủy quyền.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
[1]Trường Đại học Luật Hà Nội,(2017), “Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập II”, Nxb.Công an nhân dân.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh