Áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:58 (GMT+7)

Pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó

Điều 667 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:

Điều 667. Áp dụng pháp luật nước ngoài
Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó”

Theo quy định này Việt Nam thừa nhận có thể dùng áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo đó, pháp luật nước ngoài được áp dụng trong 03 trường hợp sau:

1.Do các bên trong quan hệ lựa chọn áp dụng

Căn cứ khoản 2 Điều 664 BLDS năm 2015 thì các bên có quyền lựa chọn áp dụng luật của bất kỳ quốc gia nào nếu quy định trong điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam cho phép họ có quyền lựa chọn. Lúc này pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng theo lựa chọn của các bên. Tuy nhiên không phải các bên có quyền lựa chọn trong mọi trường hợp, mà chỉ trong một số quan hệ nhất định mà pháp luật cho phép. Ví dụ: khoản 1 Điều 683 BLDS năm 2015 quy định như sau: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng”.  Công ước Rome ngày 19/6/1980 về Luật áp dụng đối với những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng cũng như trong Điều 3 Nghị định Rome I (Regulation (EC) No 593/2008 of the European Parliament and of the Council of 17 June 2008 on the law applicable to contractual obligations), Nghị định điều chỉnh về nghĩa vụ hợp đồng tại Liên minh châu  u thay thế Công ước Rome 1980 quy định:“Hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật do các bên thỏa thuận lựa chọn. Sự lựa chọn phải được thể hiện rõ ràng hoặc được chứng minh rõ ràng bởi các điều khoản trong hợp đồng hoặc tùy theo từng trường hợp cụ thể”[1] Như vậy, các bên có quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng trong quan hệ hợp đồng, trừ các hợp đồng có đối tượng là bất động sản; hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng; việc thỏa thuận thay đổi pháp luật làm ảnh hưởng đến lợi ích của người thứ ba.

2.Khi quy phạm pháp luật xung đột thống nhất dẫn chiếu đến

Xung đột pháp luật thống nhất là một loại quy phạm của điều ước quốc tế. Xung đột pháp luật là hiện tượng một quan hệ của Tư pháp quốc tế phát sinh, quan hệ đó có thể chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật với nhau. Trong điều ước quốc tế có quy phạm không trực tiếp điều chỉnh quan hệ, quy phạm này chỉ xác định luật áp dụng đối với quan hệ đó, gọi là quy phạm xung đột thống nhất. Do đó, khi quy phạm xung đột thống nhất của điều ước quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước nào, thì luật của quốc gia đó sẽ được áp dụng.

3.Khi quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến

Quy phạm xung đột là quy phạm dùng để xác định hệ thống pháp luật được áp dụng. Quy phạm xung đột thông thường là quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật quốc gia. Quy định của luật quốc gia dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Ví dụ: khoản 1 Điều 673 BLDS năm 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch”. Như vậy, luật Việt Nam có thể dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong một số trường hợp nhất định. 

4.Khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định là hệ thống pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất

Khoản 3 Điều 664 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trong trường hợp không có điều ước hoặc điều ước quốc tế không quy định, luật Việt Nam không quy định, các bên cũng không có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng hoặc có quyền lựa chọn nhưng không lựa chọn được, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ lựa chọn áp dụng luật của quốc gia có mối liên hệ gắn bó với quan hệ dân sự đó để điều chỉnh. Như vậy, luật nước ngoài cũng sẽ được áp dụng trong trường hợp này.
Khi giải quyết vụ việc bằng luật nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể lấy từ những nguồn khác nhau, do là quy định của một quốc gia khác nên không tránh khỏi việc có nhiều cách hiểu khác nhau, và cách áp dụng khác nhau. Do đó, để đảm bảo tính khách quan, thống nhất, có sự chính xác nhất, phù hợp với ý chí của của đất nước ban hành ra quy định pháp luật đó, không bị bóp méo, lệch lạc. Thì pháp luật Việt Nam quy định cách giải thích luật được thực hiện theo ý chí của cơ quan có thẩm quyền của nước có luật được áp dụng. Điều này cũng thể hiện tinh thần quốc tế, và sự tôn trọng pháp luật của các quốc gia khác của Việt Nam.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

[1] TS.Bành Quốc Tuấn,(2016), “Những điểm mới của hệ thống quy phạm xung đột trong Bộ luật Dân sự năm 2015

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư