2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam là tên gọi chung của tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận trong lĩnh vực văn hóa và một số lĩnh vực khác liên quan được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép, do tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi là bên nước ngoài) thành lập hoặc tham gia thành lập và tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Các cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam vừa nâng cao cơ hội để đưa nền văn hóa Việt Nam đến nước bạn nhưng cũng là cơ sở biết đến văn hóa của nhiều quốc gia khác nhau.Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam. Khi vi phạm, ngoài hình thức phạt tiền là chính, với một số hành vi còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Hình thức xử phạt bổ sung là hình thức xử phạt được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hành vi nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình thức xử phạt chính. Nếu cá nhân, tổ chức không bị áp dụng hình thức xử phạt chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với họ.
Tịch thu tang vật vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm là một trong những hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và áp dụng cụ thể tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Theo đó, tịch thu tang vật vi phạm là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Đối với các hành vi vi phạm trong Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hình phạt bổ sung này có thể đi kèm với hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, đảm bảo răn đe cho các tổ chức, cá nhân khi vi phạm.
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi:
Mọi quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong hoạt động này chỉ được công nhận khi giữ nguyên trạng bản gốc, không tẩy sửa, chỉnh sửa, bổ sung bất kì một thông tin nào về giấy chứng nhận, giấy phép đó nởi nó không còn giá trị áp dụng. Mọi hành vi trên đều bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm. Do vậy, tẩy xóa, sửa chữa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động chịu mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Trong đó, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm là một trong những biện pháp chung quy định trong xử phạt vi phạm hành chính nhằm khắc phục lỗi của chủ thể.
Buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động đối với hành vi sau trong trường hợp đã được cấp, cấp lại.
Đối với hồ sơ cấp, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động bao gồm:
Việc kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động biểu hiện bằng sự chênh lệch giữa thông tin thực tờ và trên giấy tờ khi họ tiến hành soạn thảo hồ sơ cấp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi vi phạm, chịu mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh