2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giá cả của tài sản trong hợp đồng mua bán phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm tính chất của tài sản, số lượng của tài sản,…trong đó chất lượng của tài sản cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến giá cả trong hợp đồng. Theo đó, chất lượng tài sản khi chuyển giao cho bên mua phải phù hợp với thỏa thuận của hai bên được ghi nhận trong nội dung của hợp đồng. Cụ thể, Điều 445 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bảo đảm chất lượng vật mua bán như sau:
“Điều 445. Bảo đảm chất lượng vật mua bán
1. Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay cho bên bán khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác, giảm giá và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hóa hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn.
3. Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp sau đây:
a) Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua;
b) Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;
c) Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật”.
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, quy định: “Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. Khi thỏa thuận xác lập hợp đồng, các bên đã thỏa thuận về chất lượng của tài sản, theo đó khi bên bán giao tài sản cho bên mua không những phải chuyển giao đúng với số lượng, thời gian, địa điểm đã thỏa thuận mà còn phải đảm bảo chất lượng tài sản.
Chất lượng của vật mua bán là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu của bên mua đối với tài sản mua bán. Bên bán phải chuyển giao tài sản với chất lượng theo yêu cầu cầu của bên mua. Chất lượng chính là một trong những yếu tố quyết định đến giá mua bán tài sản đó. Cùng một tài sản với số lượng bằng nhau, nhưng tài sản có chất lượng tốt hơn giá thành sẽ cao hơn so với sản phẩm có chất lượng thấp. Chất lượng của vật mua bán thể hiện thông qua giá trị sử dụng của vật và đặc tính của vật đó như: vật mới hay cũ, vật hoàn chỉnh hay khuyết tật,…Như đã trình bảy ở trên, chất lượng của vật phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên, theo đó, bên mua yêu cầu chất lượng ở mức nào thì bên bán sẽ cung cấp tài sản có chất lượng như vậy. Tuy nhiên trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về chất lượng của vật thì chất lượng sẽ được xác định dựa trên chất lượng của vật cùng loại trên thị trường tại thời điểm hợp đồng được giao kết.
-Bên bán phải đảm bảo giá trị sử dụng hoặc đặc tính của vật mua bán. Nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của vật đã mua thì phải thông báo ngay cho bên bán biết khi phát hiện ra khuyết tật. Vì bên bán có nghĩa vụ trong việc bảo đảm chất lượng của vật bán nên, bên bán có nghĩa vụ sửa chữa, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác, giảm giá và bồi thường thiệt hại cho bên mua. Tương ứng với nghĩa vụ của bên bán thì bên mua cũng có quyền yêu cầu bên bán thực hiện những nghĩa vụ đó với mình. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của bên mua, trong trường hợp đã nhận tài sản từ bên bán mới phát hiện ra tài sản không đảm bảo chất lượng. Đồng thời tránh việc tài sản bị hư hỏng do lỗi của bên mua, nhưng bên mua lại chối bỏ trách nhiệm và yêu bên bán chịu trách nhiệm, thì việc yêu cầu bên bán chịu trách nhiệm phải được thwucj hiện ngay khi bên mua phát hiện ra lỗi của tài sản. Pháp luật không quy định cụ thể thời hạn bên mua có quyền yêu cầu là bao lâu, tuy nhiên, trên thực tế khi nhận tài sản từ bên bán bên mua có trách nhiệm kiểm tra lại tài sản. Khi đó nếu phát hiện ra tài sản bị khuyết tật thì phải thông báo ngay cho bên bán biết, nếu bên mua không kiểm tra hoặc có kiểm tra nhưng không phát hiện ra thì họ phải chịu rủi ro đó.
- Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hóa hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn. Các thông tin thể hiện trên bao bì, nhãn mác của hàng hóa phải đảm bảo tính trung thực, tránh tình trạng để bán được nhiều hàng mà đưa ra các thông tin không đúng với sản phẩm, khiến bên mua hiểu lầm gây nên thiệt hại. Quy định này dựa trên nguyên tắc trung thực, thiện chí khi tham gia giao dịch dân sự của các chủ thể.
Về nguyên tắc, bên bán phải chịu trách nhiệm khi tài sản bán ra bị khuyết tật, tuy nhiên, đê bảo vệ lợi ích của họ cũng như cần bằng lợi ích xã hội, pháp luật quy định bên bán không phải chịu trách nhiệm trong một số trường hợp sau:
-Một là, bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua tài sản. Trường hợp bên mua đã biết hoặc phải biết về khuyết tật của tài sản khi mua, nhưng vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì bên bán không phải chịu trách nhiệm. Quy định về trách nhiệm của bên bán trong trường hợp tài sản mua bán không đảm bảo trách nhiệm nhằm bảo vệ lợi ích của bên mua, trong trường hợp họ hoàn toàn tin tưởng tài sản đảm bảo chất lượng theo thỏa thuận, và không biết về việc tài sản đó bị khuyết tật, Nhưng bằng ý chí của mình họ đã biết hoặc phải biết về khuyết tật của tài sản đó mà vẫn giao kết hợp đồng thì đồng nghĩa với việc họ chấp nhận sai sót đó. Chính vì vậy, bên bán không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này.
-Hai là, vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ. Vật bán đấu giá là vật được mua bán một cách công khai, trước khi tiến hành tổ chức bán đấu giá, người tham gia có đầy đủ thông tin về vật đó, và đã được xem trực tiếp tài sản. Nếu sau đó bên mua vẫn mua đấu giá tài sản đó thì được xem là đã chấp nhận những khuyết tật của tài sản. Vật nên, đối với tài mua qua bán đấu giá bên bán không cần chịu trách nhiệm về khuyết tật của tài sản. Còn đối với đồ cũ, bên mua phải dự liệu được trước và biết được những khuyết tật của tài sản vì đây là tài sản đã qua sử dụng, bên bán không đảm bảo chất lượng của tài sản.
-Ba là, bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật. Đây là hành vi có lỗi của bên mua, do đó, bên mua phải tự chịu trách nhiệm về hành vi vi của mình. Nếu bên bán phải chịu trách nhiệm cho rủi ro xảy ra bởi hành vi có lỗi của bên mua thì sẽ ảnh hưởng nặng nề đến lợi ích của bên bán. Vậy nên, theo nguyên chủ thể phải tự chịu trách nhiệm về thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh