2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Pháp luật ghi nhận quyền của bên đề nghị trong việc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng, tuy nhiên cũng như trong trường hợp thay đổi, hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng, việc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định theo quy định pháp luật. Điều 390 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
“Điều 390. Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng”.
-Khoản 1 Điều 386 BLDS năm 2015 quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)”. Để nghị giao kết hợp đồng là giai đoạn đầu tiên của trình tự giao kết hợp đồng. Khi một người muốn thiết lập một hợp đồng thì phải thể hiện ý chí đó ra bên ngoài bằng một hàng vi cụ thể, để bên kia nhận biết được. Do đó, có thể hiểu đơn giản đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chí của một người trước một người khác về mong muốn thiết lập một hợp đồng dân sự với người đó.
-Hủy bỏ là căn cứ làm chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng. Đề nghị là cơ sở để các bên tiến đến giao kết hợp đồng với nhau, tuy nhiên, bên đề nghị có thể vì một lý do nào đó mà không muốn giao kết hợp đồng thì có thể hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng.
Đề nghị là mong muốn của chủ thể được giao kết hợp đồng với chủ thể khác, thông qua việc gửi đề nghị tới bên được đề nghị, mà bên được đề nghị sẽ xem xét và quyết định giao kết hợp đồng. Chính vì đề nghị được hình thành theo ý chí của bên được đề nghị nên cũng có thể chấm dứt theo ý chí của họ. Thông qua việc hủy bỏ đề nghị, mà bên đề nghị thể hiện sự không mong muốn tiếp tục giao kết hợp đồng nữa. Tuy nhiên, việc hủy bỏ ảnh hưởng quyền lợi của tất cả các chủ thể nên không thể tiến hành tùy tiện mà phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Căn cứ vào quy định trên có thể thấy bên đề nghị có thể hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng khi thỏa mãn các điều kiện sau:
-Một là: Phải nêu rõ quyền được hủy bỏ đề nghị trong đề nghị. Trong đề nghị giao kết hợp đồng ngoài những nội dung cơ bản liên quan trực tiếp đến việc xác lập hợp đồng, bên đề nghị còn có thể thêm vào điều khoản quy định quyền được hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng, khi xảy ra những điều kiện hoặc trường hợp cụ thể. Theo đó khi xảy ra các trường hợp hoặc điều kiện trong nội dung của đề nghị thì bên đề nghị có quyền hủy bỏ đề nghị mà không bị xem là hành vi vi phạm.
-Hai là: Phải thông báo cho bên được đề nghị. Pháp luật quy định bắt buộc với việc phải thông báo cho bên được đề nghị biết về việc hủy bỏ đề nghị thông báo. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích cho bên được đề nghị, bởi khi nhận được đề nghị bên được đề nghị cần phải xem xét, phân tích những nội dung trong đề nghị nhận được sau đó mới ra quyết định giao kết hợp đồng hay không. Nếu bên được đề nghị không biết về việc bên đề nghị hủy bỏ đề nghị, thì sẽ rất lãng phí thời gian, công sức bỏ ra. Để linh hoạt cho bên đề nghị trong việc gửi thông báo hủy bỏ đề nghị cho bên được đề nghị một cách nhanh nhất, pháp luật đã không quy định bắt buộc hình thức của thông báo. Theo đó, bên đề nghị có thể thông báo cho bên được đề nghị biết dưới bất kỳ hình thức nào phù hợp nhất với tình hình cụ thể lúc đó.
-Ba là: Phải thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị. Rõ ràng, khi bên được đề nghị trả lời không đồng ý với đề nghị thì sẽ không làm phát sinh việc ký kết hợp đồng nên sẽ không ảnh hưởng đến lợi ích của bên nào cả. Nhưng, ngược lại nếu bên được đề nghị trả lời đồng ý với đề nghị, thì một hợp đồng sẽ được phát sinh làm cho quyết định hủy bỏ hợp đồng không còn ý nghĩa. Chính vì vậy, bên đề nghị không chỉ có nghĩa vụ thông báo cho bên được đề nghị biết về việc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng, mà còn phải thông báo càng sớm càng tốt, phải đảm bảo bên được đề nghị biết về việc hủy bỏ đề nghị trước khi gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Nếu xảy ra điều kiện làm hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng, tức bên đề nghị không mong muốn giao kết hợp đồng nữa, nếu hợp đồng giao kết trong trường hợp này sẽ không đem lại lợi ích cho họ. Mà theo quy định pháp luật, nếu thông báo được gửi muộn thì hợp đồng vẫn sẽ được giao kết (trường hợp bên được đề nghị đồng ý) với những điều khoản cơ bản trong bản đề nghị, như vậy bên bị ảnh hưởng chính là bên đề nghị. Chính vì vậy, bên đề nghị phải chủ động để bảo vệ quyền lợi của mình.
Quy định hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng nhằm tạo điều kiện cho bên đề nghị được chấm dứt đề nghị khi đề nghị đã có hiệu lực pháp luật, khác với rút đề nghị bên đề nghị chỉ được rút khi đề nghị chưa có hiệu lực pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh