2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng, bên được đề nghị xem xét và có thể đề xuất bên đề nghị sửa đổi một số nội dung của đề nghị sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Pháp luật ghi nhận quyền được đề xuất sửa đổi đề nghị của bên được đề nghị tạo Điều 392 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:
“Điều 392. Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất
Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới”.
-Khoản 1 Điều 386 BLDS năm 2015 quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)”. Để nghị giao kết hợp đồng là giai đoạn đầu tiên của trình tự giao kết hợp đồng. Khi một người muốn thiết lập một hợp đồng thì phải thể hiện ý chí đó ra bên ngoài bằng một hàng vi cụ thể, để bên kia nhận biết được. Do đó, có thể hiểu đơn giản đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chí của một người trước một người khác về mong muốn thiết lập một hợp đồng dân sự với người đó.
-Đề nghị là sự thể hiện ý chí của bên đề nghị, nội dung của đề nghị phải chứa các điều khoản cơ bản của hợp đồng để bên được đề nghị có thể nhận biết được. Đó có thể là những nội dung liên quan trực tiếp tới việc đưa ra quyết định giao kết hợp đồng của bên được đề nghị, như: giá cả, hàng hóa, chất lượng,…Những nội dung bên trong đề nghị đều là những điều khoản mà bên đề nghị đưa ra. Chính vì vậy, không thể tránh được việc trong đó có thể có những nội dung mà bên được đề nghị xét thấy không thỏa mãn lợi ích của mình. Do đó, để tạo điều kiện cho việc giao kết hợp đồng được diễn ra, pháp luật đã bên được đề nghị có thể đề xuất sửa đổi những nội dung đó. Quy định này là điều tất yếu bởi hợp đồng được xác lập trên cơ sở tự do thỏa thuận, và đảm bảo lợi ích của tất cả các bên, mà bản chất của việc đề xuất sửa đổi là sự thỏa thuận của các bên, chứ không mang tính bắt buộc với bên đề nghị.
-Theo đó, điều kiện để bên được đề nghị chỉ được đề xuất sửa đổi nội dung là khi họ đã chấp nhận giao kết hợp đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc nội dung được sửa đổi chỉ ràng buộc bên đề nghị và bên được đề nghị đề xuất sửa đổi mà thôi. Một chủ thể có thể giao kết hợp đồng với nhiều đối tác khác nhau cùng lúc, mỗi đối tác sẽ có những đòi hỏi riêng, có thể với người này nội dung này không phù hợp nhưng với người khác nó lại mang đến nhiều lợi ích. Bên cạnh đó, đề xuất sửa đổi chỉ là điều kiện để hợp đồng được giao kết giữa hai chủ thể với nhau. Vậy nên, nếu bên được đề nghị không chấp nhận giao kết hợp đồng thì bên đề nghị không có lý do để sửa đổi nội dung của đề nghị.
-Như đã phân tích ở trên, bản chất của đề xuất sửa đổi thực là sự thường thảo, thỏa thuận của hai bên. Theo đó, khi bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có thêm điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới, lúc này quyền chấp nhận hay không lại thuộc về bên đề nghị. Mục đích khi các chủ thể tham gia vào các hợp đồng dân sự là nhằm phục vụ cho lợi ích của mình, không ai mong muốn mình bị thiệt thòi trong một quan hệ với chủ thể khác. Điều kiện hoặc đề xuất sửa đổi nội dung của bên được đề nghị có thể đem lại bất lợi lớn cho bên đề nghị, chính vì vậy mặc dù bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết nhưng bên đề nghị vẫn có quyền từ chối, nếu điều kiện họ đưa ra không hợp lý. Mặc dù theo lý thuyết, trình tự giao kết hợp đồng bao gồm hai giai đoạn là đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết. Tuy nhiên, hai giai đoạn này không thể áp dụng một cách cứng nhắc mà phải linh hoạt, đan xen, biến đổi không ngừng. Vì hợp đồng được xây dựng trên cơ sở bày tỏ ý chí, thỏa thuận liên tục mới có thể đi đến một thống nhất chung. Mỗi mỗi điều kiện mà bên này đưa ra sẽ cần có sự chấp nhận của bên kia và ngược lại. Ví dụ: trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán đề xuất bán sản phẩm cho bên mua với một mức giá ấn định. Bên mua có thể muốn mua sản phẩm đó nhưng cho rằng giá cả chưa hợp lý nên đề nghị bên bán hạ mức giá xuống. Lúc này, bên bán có quyền đồng hoặc không đồng ý với mức giá mà bên mua đề xuất, họ có quyền đề xuất bên mua mua sản phẩm với mức giá cao hơn. Quá trình “mặc cả” sẽ liên tục hoán đổi vị trí của hai, cho đến khi họ đi đến một thống nhất chung. Nếu hai bên thống nhất được mức gia giá chung đủ để thỏa mãn lợi ích của cả hai thì hợp đồng sẽ được ký kết. Nhưng nếu sau khi mặc cả, hai bên không thể đưa ra một mức giá thống nhất thì hợp đồng sẽ không được giao kết.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh