2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bên cạnh nghĩa vụ phải thực hiện, pháp luật cũng trao cho bên thuê vận chuyển các quyền nhất định để đảm bảo lợi ích của mình trong hợp đồng vận chuyển tài sản. Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận về việc bên thuê vận chuyển được thực hiện các quyền sau:
“Điều 537. Quyền của bên thuê vận chuyển
1. Yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thỏa thuận.
2. Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển”
Bên thuê vận chuyển có thể là cá nhân, tổ chức có nhu cầu chuyên chở tài sản đến một địa điểm nhất định. Lợi ích của bên thuê vận chuyển phát sinh trực tiếp từ quá trình vận chuyển tài sản của bên vận chuyển. Chính vì vậy, quyền mà pháp luật trao cho bên thuê vận chuyển xuất phát từ chính hoạt động vận chuyển tài sản của bên vận chuyển. Cụ thể:
-Một là, quyền yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời hạn đã thỏa thuận. Đây là quyền lợi chính của bên gửi tài sản đối với bên vận chuyển. Khi xác lập hợp đồng vận chuyển, địa điểm vận chuyển do bên thuê vận chuyển đề nghị phù hợp với nhu cầu của mình. Sau khi tiếp nhận bên vận chuyển có thể đồng ý chuyên chở hoặc không. Trường hợp đồng ý chuyên chở, các bên thỏa thuận về thời hạn vận chuyển, là khoảng thời gian từ khi bên thuê vận chuyển chuyển giao tài sản cho đến khi bên vận chuyển giao lại tài sản đó cho bên có quyền nhận. Bên vận chuyển cần phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phù hợp với hai tiêu chí này. Quyền này của bên thuê vận chuyển tương ứng với nghĩa vụ vận chuyển tài sản đến đúng địa điểm, theo thời hạn của bên vận chuyển được quy định tại khoản 1 Điều 534 BLDS.
(1) Quyền yêu cầu chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm. Địa điểm chuyên chở tài sản là nơi là các bên thỏa thuận, theo đó, bên vận chuyển phải chở hàng hóa từ địa điểm nhận tài sản đến nơi đó. Địa điểm chuyên chở hàng hóa là nội dung quan trọng, được các bên thỏa thuận từ trước. Việc chuyên chở hàng hóa đến địa điểm theo yêu cầu là lợi ích mà bên thuê dịch vụ hưởng tới, nó quyết định đến chi phí vận chuyển, đồng thời là căn cứ để xem xét bên vận chuyển đã hoàn thành nghĩa vụ hay chưa. Chỉ khi hàng hóa được giao đúng địa điểm mới có người tiếp nhận.
(2) Quyền yêu cầu chuyên chở tài sản theo thời hạn thỏa thuận. Thời hạn chuyên chở hàng hóa được xác định là từ khi bên vận chuyển nhận tài sản từ bên thuê vận chuyển đến khi bên vận chuyển giao tài sản đó cho người có quyền nhận. Thời hạn này được các bên dự liệu và thỏa thuận từ trước, bên vận chuyển phải thực hiện vận tải hàng hóa theo đúng thời hạn đó, nếu quá thời hạn thì họ phải chịu trách nhiệm dân sự. Việc vận chuyển tài sản quá thời hạn không chỉ làm lãng phí thời gian, công sức của bên thuê và bên có quyền nhận tài sản trong việc chuẩn bị tiếp nhận tài sản mà còn có thể gây thiệt hại cho họ.
-Hai là, quyền trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận tài sản đã thuê vận chuyển. Bên thuê vận chuyển yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở tài sản đến một địa điểm nhất định sau đó sẽ trực tiếp nhận lại tài sản từ bên vận chuyển tại địa điểm đó. Thông thường, hợp đồng vận chuyển hàng hóa có hai chủ thể là bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, chủ thể thứ ba có thể tham gia với tư cách là bên nhận tài sản. Bên nhận tài sản dù không ký kết hợp đồng nhưng có quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến hợp đồng vận chuyển tài sản. Theo đó, bên thuê vận chuyển có quyền chỉ định chủ thể là người thứ ba có quyền nhận tài sản. Đây có thể xem là căn cứ để xác định bên vận chuyển có thực hiện đúng nghĩa vụ hay không. Bởi theo quy định tại khoản 2 Điều 534 BLDS năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên vận chuyển, thì bên vận chuyển có nghĩa vụ: “Giao tài sản cho người có quyền nhận”. Người có quyền có thể là một chủ thể cụ thể, mà bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển đã thỏa thuận từ trước. Bên thuê vận chuyển cung cấp cho bên vận chuyển những thông tin về người thứ ba có quyền nhận tài sản như: tên, địa chỉ, số điện thoại,… Trong một số trường hợp, người có quyền nhận tài sản không phải một chủ thể cố định, theo đó, ai nắm giữ chứng từ vận chuyển do bên vận chuyển ký phát thì người đó được nhận tài sản. Ví dụ: đối với vận đơn đường biển do thuyền trưởng ký phát cho bên gửi tài sản, khi tài sản được giao đến địa điểm theo thỏa thuận được ghi nhận trên vận đơn, chủ thể nào xuất trình vận đơn ra trước thì bên vận chuyển sẽ chuyển giao tài sản cho người đó. Trường hợp chứng từ vận chuyển có thể chuyển giao giữa các chủ thể, thường xảy ra trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh