2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nghị định 38/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có hiệu lực vào ngày 01/06/2021 đã quy định cụ thể về các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả tùy tính chất và mức độ hành vi vi phạm. Trong số các biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm buộc trả lại tài nguyên thông tin đã đánh tráo hoặc chiếm dụng. Vậy cụ thể như thế nào sẽ được Luật Hoàng Anh nói rõ trong bài viết dưới đây!
Ở Việt Nam, một số chuyên gia cho rằng thông tin không phải là tài nguyên mà tài nguyên chỉ dùng cho thiên nhiên như dầu hỏa, than đá… Do đó, tránh dùng thuật ngữ tài nguyên trong Information resources mà dùng một thuật ngữ hoàn toàn sai về mặt ngữ nghĩa là “nguồn lực thông tin” - thông tin có nguồn chứ không có lực. Pháp luật hiện hành chưa có một quy định cụ thể nào về tài nguyên thông tin, song hiểu một cách cơ bản chúng được trình bày dưới dạng sách, tài liệu, cơ sở dữ liệu, tác phẩm nghệ thuật. Đó là, đây là tất cả những gì xã hội đã tích lũy trong lịch sử tồn tại và phát triển của nó. Họ kết hợp tất cả kiến thức và kinh nghiệm của nhân loại dưới dạng thông tin sơ cấp và thứ cấp. Trong trường hợp đầu tiên, đây là lượng kiến thức không ngừng tăng lên do kết quả của các hoạt động của mọi người. Trong trường hợp thứ hai, đây là thông tin được xử lý và ghi lại trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào.
Ngày nay, lượng thông tin như vậy đang tăng lên nhanh chóng. Mỗi người có cơ hội tạo tài nguyên thông tin của riêng mình dưới dạng văn bản, ảnh, tệp âm thanh và video. Luật định nghĩa các tài nguyên thông tin đó là tài liệu và mảng của chúng. Chúng có thể được sở hữu bởi các cá nhân cũng như các tổ chức và nhóm người, bao gồm cả nhà nước.
Các hành vi buộc phải trải lại tài nguyên thông tin tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP bao gồm:
a) Đánh tráo tài nguyên thông tin, trừ tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt;
b) Chiếm dụng tài nguyên thông tin, trừ tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt.
Khi chủ thể vi phạm về quyền của chủ thể khác liên quan đến việc như lấy cắp thông tin (lén lút, bí mật chiếm đoạt thông tin của người khác một cách trái pháp luật, mà không có sự cho phép của chủ nhân), đánh tráo thông tin (dùng mánh khóe gian lận để thay thế thông tin một cách khéo léo) hoặc chiếm dụng thông tin (Chiếm hữu và sử dụng không hợp pháp, vi phạm điều cấm về thông tin) thì sẽ áp dụng biện pháp này. Thường thì vấn đề này chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực thư viện. Đây là quy định mới so với Nghị định 56/2006/NĐ-CP tuy nhiên, cần phải làm rõ khái niệm tài nguyên thông tin bởi có thể gây nhầm lẫn trên thực tế.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh