2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Khi vi phạm quy định về tổ chức lễ hội, ngoài hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền thì có thể chịu các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
Cụ thể là hành vi:
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt; phải nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Điểm chung của tất cả các hành vi trên đó là đều nhận lại được một khoản tiền không phải có được một cách chính đáng mà là lấy của người tham gia lễ hội, thu lợi cá nhân. Khi thực hiện các hành vi trên, bên cạnh hình thức xử phạt chính là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi; từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với hành vi không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên.
Cụ thể là hành vi:
Khác với buộc phải nộp lại số tiền có được do hành vi vi phạm, được áp dụng để nộp cho ngân sách nhà nước thì việc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành lại được trao trả cho chính người chịu thiệt hại, nói thẳng ra là người tham gia lễ hội.
Như đã nói ở trên, ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội vi phạm các quy định chung về quyền tự do tín ngưỡng, tham gia lễ hội. Việc đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội phải dựa trên sự tự nguyện của người tham gia bởi đó là khoản tiền thuộc về họ, họ có quyền định đoạt đối với tài sản của mình mà không sự chi phối của bất kì ai. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội là 01 trong 07 nguyên tắc tổ chức lễ hội. Khi vi phạm thì ban tổ chức phải chịu mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng là hình thức xử phạt chính thì còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, nhìn chung, về cơ bản, toàn bộ các điều khoản trên đây hầu như là điểm mới của Nghị định 38/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về tổ chức lễ hội so với Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Mang tính hợp lý, tách bạch điều khoản và tránh sự chồng chéo của các văn bản trước cũng như phù hợp với Nghị định hướng dẫn về quản lý và tổ chức lễ hội Nghị định 110/2018/NĐ-CP.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh