Biện pháp tháo gỡ tác phẩm có nội dung độc hại và thu hồi giấy phép và các văn bản chấp thuận là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:53 (GMT+7)

Biện pháp tháo gỡ tác phẩm có nội dung độc hại và thu hồi giấy phép và các văn bản chấp thuận tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP được Luật Hoàng Anh giải đáp như sau.

Nghị định 38/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có hiệu lực vào ngày 01/06/2021 đã quy định cụ thể về các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả tùy tính chất và mức độ hành vi vi phạm. Đối với biện pháp buộc tháo gỡ phim, bản ghi âm, ghi hình, văn hóa phẩm có nội dung độc hại dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số và buộc thu hồi giấy phép và các văn bản chấp thuận được hiểu như thế nào? Luật Hoàng Anh nói rõ trong bài viết dưới đây!

1. Buộc tháo gỡ phim, bản ghi âm, ghi hình, văn hóa phẩm có nội dung độc hại dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số.

Trong 03 khái niệm hình thức điện tử, môi trường mạng và kỹ thuật số thì chỉ có môi trường mạng là được định nghĩa là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin.

Hiểu một cách đơn thuần, dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số thức là không phải dưới dạng chữ viết ký hiệu bình thường, ở một môi trường bình thường mà phải qua trao đổi dữ liệu, công nghệ.

Việc chủ thể đăng tải các nội dung không phù hợp với đạo đức, phong tục tập quán của Việt Nam, trái với thuần phong mỹ tục thì phải tiến hành tháo gỡ. Trong đó, những hành vi cụ thể bao gồm: Phổ biến phim không đúng nội dung quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng; hành vi phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có nội dung kích động bạo lực trên truyền hình, dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số; Tàng trữ phim trái phép nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc cấm phổ biến.

2. Buộc thu hồi giấy phép và các văn bản chấp thuận.

Buộc thu hồi giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim; văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật; văn bản chấp thuận tổ chức thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài; giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ; giấy phép tổ chức triển lãm; giấy phép triển lãm mỹ thuật; giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng; văn bản chấp thuận tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật; giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh; giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật; chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động, giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.

Việc quy định giấy phép được đặt ra với các tổ chức, cá nhân kinh doanh các ngành nghề có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo. Khi đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh trên thực tế, đồng nghĩa với việc các chủ thể phải đáp ứng được nội dung trong giấy phép, phạm vi cũng như cách thức hoạt động. Trong trường hợp làm không đúng, không đủ thì bị thu hồi – một trong các chế tài làm chủ thể bị hạn chế quyền kinh doanh.

Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định các trường hợp đã được cấp, cấp lại nhưng phải thực hiện biện pháp thu hồi khi vi phạm bao gồm:

  • Hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim.
  • Hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
  • Hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ hoặc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật hoặc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng hoặc hồ sơ thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật.
  • Hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh.
  • Hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tổ chức triển lãm.
  • Hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  • Hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật.
  • Hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
  • Hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.

Như vậy, hầu kết các hành vi vi phạm với biện pháp khắc phục hậu quả đều bắt nguồn từ tính thiếu trung thực trong việc nộp hồ sơ xin cấp, hoặc cấp lại giấy phép. Những quy định này cũng được xem là điểm mới của Nghị Định 38/2021/NĐ-CP khi các nghị định trước đó không nêu được vấn đề này. Bao quát được hết hành vi vi phạm xảy ra và quy trách nhiệm cho các chủ thể có lỗi.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư