2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, tuy nhiên, việc tham gia vào các quan hệ dân sự của pháp nhân phải thực hiện thông qua hành vi người đại diện, thành viên của pháp nhân đó. Theo đó, hành vi của do người của pháp nhân thực hiện đem lại cho pháp nhân cả quyền và nghĩa vụ, Trong đó có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Điều 597 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra như sau:
“Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”
Pháp nhân là một tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật. Pháp nhân tồn tại và hoạt động thông qua hành vi của con người, là nhân viên thực hiện công việc vì lợi ích chung của pháp nhân. Theo đó, khi người của pháp nhân gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao mà gây thiệt hại, thì pháp nhân phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân cần lưu ý các vấn đề sau:
-Một là, chủ thể phải bồi thường cho người bị thiệt hại trong trường hợp này là chính pháp nhân có người gây ra thiệt hại. Do đó, việc đầu tiên là cần xác định rõ tư cách pháp nhân của tổ chức chịu thiệt hại. Việc xem xét tư cách chủ thể có vai trò quan trọng, vì quy định này chỉ áp dụng cho đối tượng là pháp nhân, còn đối với những tổ chức khác thì trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo quy định riêng. Việc để pháp nhân bồi thường trước cho bên bị thiệt hại thể hiện rõ nguyên tắc bồi thường kịp thời theo quy định tại khoản 1 Điều 585 BLDS năm 2015.
-Hai là, chủ thể gây thiệt hại là người của pháp nhân. Khái niệm “người của mình” để cập trong điều luật trên không chỉ bao gồm người đại diện hay các thành viên của pháp nhân đó, mà bao gồm những người làm việc cho pháp nhân theo hợp đồng lao động dài hạn, ngắn hạn, đang trong thời gian từ việc, làm một số công việc nhất định,...Đối với những người làm việc cho pháp nhân theo hợp đồng dịch vụ thì không được xác định là người của pháp nhân, vì theo quy định của hợp đồng dịch vụ thì khi bên cung cấp dịch vụ gây thiệt hại thì phải tự chịu trách nhiệm. Như vậy, có thể nói chỉ những người thực hiện hoạt động của pháp nhân như một nhiệm vụ được giao thì mới được coi là người của pháp nhân, còn người thực hiện hoạt động của pháp nhân với tư cách là một loại nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng với pháp nhân sẽ không được coi là người của pháp nhân.
-Ba là, thiệt hại gây ra trong khi chủ thể đang thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Những thiệt hại mà cá nhân gây ra cho người khác phải xuất phát từ việc cá nhân đó đang thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Nếu thiệt hại gây ra do làm việc riêng, không liên quan đến việc của công ty thì không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của pháp nhân. Quy định này, nhằm xác định trách nhiệm quản lý con người, theo dõi quá trình thực hiện công việc đối với thành viên thuộc pháp nhân đó.
Pháp luật quy định, pháp nhân đã bồi thường thiệt hại có quyền yêu cầu người có lỗi gây nên thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định pháp luật. Tức, nếu thành viên là người có lỗi khi gây thiệt hại thì pháp nhân có quyền yêu cầu thành viên này hoàn trả cho khoản tiền nhất định. Trách nhiệm hoàn trả của thành viên gây thiệt hại được xác định theo quy định pháp luật. Tức mức hoàn trả được xác định theo quy định pháp luật, chứ không phải là toàn bộ khoản bồi thường mà pháp nhân đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Do đó, mức độ hoàn trả căn cứ vào mức độ lỗi của thành viên pháp nhân khi gây thiệt hại để xác định số tiền hợp lý.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh