2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thông thường, pháp luật không buộc một người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi họ có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp pháp luật đều miễn trách nhiệm cho chủ thể này. Theo đó, những người dùng chất kích thích gây nên thiệt hại là những người tự đẩy mình rơi vào trạng thái khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi, do đó, họ vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại với những thiệt hại do mình gây ra. Điều 596 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra như sau:
“Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại”
Pháp luật quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị rơi vào trạng thái mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì sẽ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, họ có khả năng tham gia vào các giao dịch dân sự và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Do đó, khi họ dùng chất kích thích là tự đẩy mình rơi vào trạng thái có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, họ tự tước đoạt đi năng lực hành vi của mình, nên họ phải tự chịu trách nhiệm về hành vi đó. Theo đó, những thiệt hại mà họ gây ra khi dùng chất kích thích vẫn làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của họ.
Việc xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại của họ được xác định dựa trên ý chí chủ quan khi tự đặt mình vào tình trạng không nhận thức làm chủ được hành vi. Tức chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tự mình dùng rượu bia, chất kích thích và gây nên thiệt hại. Còn trong trường hợp, việc dùng rượu, bia, chất kích nằm ngoài ý chí của chủ thể thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo phương thức khác. Theo quy định trên của pháp luật, nếu một người gây thiệt hại do dùng chất kích thích nhưng bản thân họ không tự kiểm soát được việc dùng chất kích thích, tức có người thứ ba cố tình dùng chất chất kích thích để người này gây thiệt hại thì không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại. Khi người thứ ba cưỡng ép người khác dùng rượu, bia, chất kích thích làm cho người nảy rơi vào trạng thái khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, do đó, đã gây nên thiệt hại thì chính người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh không cần xem xét đền mục đích của việc ép người khác dùng chất kích thích có phải cố tình để người kia gây nên thiệt hại hay không. Tức chủ thể phải chịu trách nhiệm do cả lỗi cố ý hoặc vô ý. Bởi họ là người có lỗi trong việc đặt người khác vào tình trạng không tỉnh táo, không nhận thức và làm chủ hành vi, khiến cho thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, hành vi của người thứ ba phải mang tính chất cưỡng ép như: khống chế đổ rượu bia vào miệng, tiêm chất kích thích vào người,…Còn thông thường, khi một người cố ép người kia uống bằng lời nói mà không sử dụng biện pháp cưỡng chế thì không được xem là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của họ. Bởi, lúc này, người bị ép vẫn đang trong trạng thái có thể nhận thức làm chủ hành vi nên họ hoàn toàn có thể từ chối. Ví dụ: A và B không chế đổ rượu vào miệng C, khiến C bị say. Lúc này nếu C gây thiệt hại thì A và B có trách nhiệm bồi thường do họ là người có lỗi trong việc đẩy C rơi vào tình trạng không nhận thức, làm chủ được hành vi. Nhưng trong trường hợp A và B chỉ dùng lời nói để kích động C, vì muốn C uống rượu thì C có đủ nhận thức để từ chối. Nếu C không từ chối mà uống say dẫn đến gây thiệt hại thì phải tự chịu trách nhiệm.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh