Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:44 (GMT+7)

Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao

1.Căn cứ pháp lý

Thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra do một chủ thể khác thực hiện trách nhiệm bồi thường. Điều 600 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra như sau:

Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”

2. Nội dung

Người làm công là người thực hiện một công việc thường xuyên hay vụ việc để nhận một khoản tiền. Người làm công khác với người lao động, bởi người lao động là người có ký hợp đồng lao động với một tổ chức, doanh nghiệp và được hưởng các chế độ theo luật lao động quy định. Còn người học nghề là người đang theo học một nghề nghiệp có tính chuyên môn trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học…Người dạy nghề phải là người có tính chuyên môn cao, đạt đến một mức độ am hiểu nhất định, có khả năng truyền đạt lại cho người học nghề. Việc truyền đạt được thực hiện theo kinh nghiệm hoặc trong các lớp học nghề có tổ chức. 
Theo đó, cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định pháp luật. Có thể thấy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra tồn tại ba mối quan hệ: 
-Một là, quan hệ giữa người làm công, người học nghề với cá nhân, tổ chức sử dụng người làm công, người học nghề đó. Cá nhân, pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm bồi thường với những thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra khi giữa họ tồn tại mối quan hệ người thuê và người làm công, hoặc người dạy nghề và người học nghề. Bên cạnh đó, thiệt hại mà người gây thiệt hại gây ra phải xuất phát từ việc thực hiện công việc làm công hoặc công việc học nghề được giao. Tức, nguyên nhân dẫn đến thiệt hại phát sinh từ hành vi thực hiện những công việc liên quan trực tiếp đến việc làm công, học nghề mà các bên đã thỏa thuận. Nếu không nguyên nhân là do người gây thiệt hại thực hiện các hành vi bên ngoài, không liên quan đến công việc thì không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của cá nhân, pháp nhân là chủ thể hoặc ngươi dạy nghề, mà chính chủ thể gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Đồng thời giữ họ có phát sinh nghĩa vụ hoàn trả sau khi nghĩa vụ bồi thường đã được thực hiện. Theo đó, người làm công, người học nghề mà có lỗi trong việc gây nên thiệt hại thì phải bồi thường cho cá nhân, pháp nhân đã chịu trách nhiệm bồi thường một khoản tiền theo quy định pháp luật. Suy cho cùng, lỗi gây nên thiệt hại là của người làm công, người học nghề, vì vậy, họ có nghĩa vụ phải hoàn trả số tiền mà cá nhân, pháp nhân đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Số tiền hoàn trả không phải là toàn bộ mức bồi thường mà được xác định theo một khoản phù hợp. Việc xem xét số tiền phải hoàn trả phụ thuộc vào mức độ lỗi của người làm công, người học nghề và thỏa thuận giữ họ với chủ thê, người dạy nghề. Quy định này nhằm chia sẻ trách nhiệm giữ chủ thuê, người dạy nghề với người làm công, người học nghề. 
-Hai là, quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân sử dụng người làm công, người học nghề với người bị thiệt hại. Khi người làm công, người học nghề gây thiệt hại cho chủ thể khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao thì cá nhân, pháp nhân đó có nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại. Quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của cá nhân, pháp nhân sử dụng người làm công, người làm nghề trong việc quản lý, theo dõi quá trình thực hiện công việc của người làm công, người làm nghề, đồng thời đảm bảo tính kịp thời theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại. Không cần quan tâm người làm công, người học nghề có lỗi hay không trong việc gây thiệt hại, cá nhân, pháp nhân sử dụng người làm công, người học nghề vẫn phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Trên thực tế, người làm công, người học nghề mới là chủ thể có lỗi trong việc gây thiệt hại cho người khác. Tuy nhiên, nếu buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì sẽ không đảm bảo tính kịp thời. Bởi vì, khả năng kinh tế của  họ so với chủ thê, người dạy nghề có thể kém hơn. Bên cạnh đó, thiệt hại xảy ra có nguyên nhân xuất phát từ việc họ đang thực hiện công việc theo yêu cầu, sự chỉ đạo của cá nhân, pháp nhân và công việc đó phần nào đem lại lợi ích cho cá nhân, pháp nhân sử dụng người làm công, người học nghề.
-Ba là, quan hệ giữa người làm công, người học nghề và người bị thiệt hại. Giữa họ tồn tại mối quan hệ giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Người học nghề, người làm công trong quá trình thực hiện công việc đã làm tổn thất đến sức khỏe, tài sản,..của người bị hại. Việc gây thiệt hại có thể do lỗi của người làm công, người học nghề hoặc không. Tuy nhiên bắt buộc phải xuất phát từ công việc được chủ thể, người dạy nghề giao. Họ thực hiện công việc dưới sự chỉ đạo của cá nhân, pháp nhân đó. Giữ người làm công, người học nghề và người bị thiệt hại chỉ tồn tại quan hệ giữa chủ thể gây thiệt hại và chủ thể bị thiệt hại, mà không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm thuộc về cá nhân, pháp nhân. Do đó, nếu thiệt hại không xuất phát từ hành vi liên quan trực tiếp đến công việc thì sẽ không làm phát sinh mối quan hệ này.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư