2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nhà cửa, công trình xây dựng khác cũng là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại cho các chủ thể khác. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra được quy định tại Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:
“Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường”
Nhà cửa, công trình xây dựng là bất động sản, bản thân tài sản không thể tự gây ra thiệt hại cho xung quanh, mà thiệt hại xảy ra là do có sự tác động của con người. Vì vậy, pháp luật quy định thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra phải có chủ thể chịu trách nhiệm. Theo đó, chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường dựa trên cơ sở nghĩa vụ của người đó với nhà cửa, công trình xây dựng và lỗi của họ trong việc để thiệt hại xảy ra. Căn cứ vào quy định trên, các chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra bao gồm:
-Một là, chủ sở hữu. Chủ sở hữu là người có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình. Chủ sở hữu có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, nên đồng thời khi tài sản gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu cũng phải chịu trách nhiệm. Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu không dựa vào việc chủ sở hữu có lỗi hay không trong việc quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác. Mà trách nhiệm dựa vào việc chủ sở hữu được hưởng lợi ích từ tài sản. Trong một số trường hợp, chủ sở hữu mặc dù không trực tiếp sử dụng, chiếm hữu tài sản nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như: chủ sở hữu giao tài sản cho người khác chiếm hữu, sử dụng vì lợi ích của mình; cho thuê và thỏa thuận về việc chủ sở hữu chịu trách nhiệm với thiệt hại mà nhà cửa, công trình xây dựng cho thuê gây ra;…
-Hai là, người chiếm hữu. Người chiếm hữu nhà cửa, công trình xây dựng là người được chủ sở hữu chuyển giao quyền thông qua một giao dịch dân sự, hoặc được trao cho thông qua quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,…Cũng như chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp họ có lỗi hay không trong việc nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho người khác. Người chiếm hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra kể cả có lỗi hoặc không. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường của người chiếm hữu, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng còn phụ thuộc vào thỏa thuận giữ họ và chủ sở hữu.
-Ba là, người quản lý. Người quản lý nhà cửa, công trình xây dựng là người được chủ sở hữu hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trao cho quyền quản lý, bảo quản nhà cửa, công trình xây dựng đó. Người quản lý khi được trao quyền quản lý tài sản thì phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình, bao gồm: kiểm tra thường xuyên tình trạng của tài sản, khắc phục hư hỏng nếu có, áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn,…Do đó, họ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng mình đang quản lý gay ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người quản lý gắn liền với nghĩa vụ kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn cho đối tượng mình đang quản lý.
-Bốn là, người thi công. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người quản lý phải tự mình chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa công trình xây dựng gây ra cho chủ thể khác, tuy nhiên trong trường hợp người thi công có lỗi trong việc để thiệt hại xảy ra thì người thi công phải liên đới bồi thường thiệt hại với họ. Trong trường hợp này, mặc dù thiệt hại xảy ra do lỗi của người thi công tuy nhiên họ không phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ, mà chỉ liên đới với chủ sở hữu, người chiếm hữu, người quản lý để thực hiện bồi thường cho người bị thiệt hại. Quy định như vậy bởi, bản chất công việc mà người thi công thực hiện là nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của các chủ thể trên, chính chủ sở hữu, người chiếm hữu, người quản lý chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện công việc của họ. Khi người thi công thực hiện hành vi gây thiệt hại, chính bản thân chủ sở hữu, người chiếm hữu, người quản lý với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến nhà cửa, công trình, đã không ngăn cản, do đó, họ cũng có một phần lỗi trong việc xảy ra thiệt hại. Bên cạnh đó, khả năng kinh tế của người thi công không đủ điều kiện để tự mình thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường. Chính vì vậy, khi nhà cửa, công trình gây thiệt hại do lỗi của người thi công, thì người thi công phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cùng với chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc người quản lý. Mức bồi thường của người thi công phụ thuộc vào mức độ lỗi và thỏa thuận với chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc người quản lý.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh