Bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:44 (GMT+7)

Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường

1.Căn cứ pháp lý

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình liên quan đến phát triển và hội nhập kinh tế. Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giúp thúc đẩy môi trường kinh doanh lành mạnh, là cơ sở để nền kinh tế phát triển ổn định. Quyền lợi của người tiêu dùng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, do đó, chủ thể nào có hành vi xâm phạm đến lợi ích của người tiêu dùng thì phải chịu trách nhiệm pháp luật. Điều  608 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến lợi ích của người tiêu dùng như sau:

Điều 608. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”

2.Nội dung

Người tiêu dùng là người bỏ tiền sử dụng hàng hóa, dịch vụ do các cá nhân, pháp nhân cung cấp. Người tiêu dùng là các cá nhân có nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu trong đời sống học tập, làm việc, vui chơi,…Chủ thể thực hiện việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ là các cá nhân, pháp nhân thực hiện hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ đó. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ phải đảm bảo chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mà mình cung ứng trên thị trường. Nếu chủ thể vi phạm quy định về đảm bảo chất lượng của hàng hóa, dịch vụ thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của cá nhân, pháp nhân kinh doanh, sản xuất xuất phát từ chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp, bất kể họ có lỗi hay không. 
Khi lợi ích của người tiêu dùng bị xâm phạm do mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa bị nhiễm độc,…thì họ tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách yêu cầu Hội bảo vệ người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi cho mình. Thông qua Hội bảo vệ người tiêu dùng, tổn thất của người bị thiệt hại được khắc phục khi người bán hàng, nhà sản xuất khắc phục thiệt hại do sản phẩm không đảm bảo chất lượng của mình gây ra cho người tiêu dùng bị thiệt hại. Trên thực tế, người tiêu dùng hoàn toàn có thể trực tiếp yêu cầu người bán sản phẩm cho mình chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mặc dù có thiệt hại xảy ra với người tiêu dùng nhưng người sản xuất kinh doanh hàng hóa không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trường hợp này được xác định theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 cụ thể: người sản xuất, kinh doanh chứng minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm cá nhân, pháp nhân kinh doanh hàng hóa đó cung cấp cho người tiêu dùng; thiệt hại xuất phát từ lỗi của người tiêu dùng…
Quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến lợi ích của người tiêu dùng tại BLDS chỉ đưa ra nguyên tắc chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Là định hướng chung cho các quy định của luật chuyên ngành. 

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư