2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Phòng vệ là hành vi của chủ thể nhằm ngăn chặn các hành vi trái pháp luật của chủ thể khác làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của một chủ thể khác. Phòng vệ chính đáng được pháp luật ghi nhận và khuyến khích, tuy nhiên, trong một số trường hợp người phòng vệ vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cụ thể, Điều 594 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
“Điều 594. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại”
Trên thực tế cũng như cơ sở lý luận, pháp luật ghi nhận và ủng hộ các chủ thể chống trả lại các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác là phòng vệ chính đáng. Mỗi chủ thể đều có quyền tự bảo vệ lợi ích của mình, phát sinh khi người khác có hành vi xâm phạm, gây thiệt hại. Chính vì vậy mà người phòng vệ chính đáng được pháp luật bảo vệ và không phải bồi thường thiệt hại. Không chỉ có pháp luật dân sự mới ghi nhận phòng vệ chính đáng là hành vi hợp pháp mà ngay cả pháp luật hình sự cũng khẳng định điều đó. Cụ thể, khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”. Căn cứ vào các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì hành vi gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng thì không bị coi là trái pháp luật, theo đó, người gây thiệt hại không có lỗi. Tuy nhiên, để một hành vi gây thiệt hại được xem là phòng vệ chính đáng thì cần phải xem xét các yếu tố sau:
-Một là, có hành vi trái pháp luật của chủ thể khác xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác hoặc xâm phạm đến lợi ích của chính chủ thể phòng vệ chính đáng. Hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích là điều kiện căn bản để áp dụng biện pháp ngăn chặn, chống trả. Chủ thể chỉ có quyền ngăn cản hành vi trái pháp luật, còn đối với việc ngăn cản hành vi được pháp luật cho phép thực hiện thì sẽ bị xem là đang cản trở người khác đạt được lợi ích của mình, và chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.
-Hai là, hành vi trái pháp luật của người khác đang gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại. Điều này đồng nghĩa với việc phòng vệ chính đáng phải diễn ra trước khi xảy ra thiệt hại. Bản chất của phòng vệ chính đáng là chống trả, ngăn chặn thiệt hại xảy ra. Vì vậy, khi thiệt hại đã xảy ra mà chủ thể mới chống trả thì không được xem là phòng vệ nữa, khi đó hành vi của chủ thể sẽ được xem xét dưới góc độ khác.
-Ba là, hành vi phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Phòng vệ là hành vi tác động đến người có hành vi gây thiệt hại nhằm ngăn cản họ. Nếu phòng vệ chính đáng gây thiệt hại cho chủ thể khác thì nó không còn đúng với bản chất của nó nữa, mà có thể xem xét đó là hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết nếu đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định.
-Bốn là, hành vi gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng phải cần thiết và tương xứng với hành vi xâm hại. Tức người có hành vi xâm hại ở mức độ nào thì hành vi phòng vệ phải ở mức tương đương, nếu vượt quá thì chủ thể có thể phải chịu trách nhiệm dân sự.
Hành vi chống trả của một chủ thể chỉ được xem là phòng vệ chính đáng khi nó dừng lại ở một giới hạn nhất định. Khi vượt quá giới hạn đó thì bị xem là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, và chủ thể có hành vi vượt quá có thể phải chịu trách nhiệm pháp luật. Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”. Như vậy, hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có thể hiểu là người phòng vệ chính đáng có hành vi gây thiệt hại ngược trở lại người gây thiệt hại, nhưng lại sai lầm trong việc đánh giá mức độ của sự tấn công, điều kiện hoàn cảnh tấn công, mức độ của hành vi chống trả. Hay nói cách khác, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là thực hiện nhưng hành vi vượt quá mức để ngăn chặn thiệt hại, gây thiệt hại cho người gây thiệt hại ban đầu. Trên thực tế, các chủ thể có thể lợi dụng quy định về phòng vệ chính đáng nhằm gây hại cho chủ thể khác, do đó quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là điều cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Theo quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thì người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Bởi vì, hành vi vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng bị coi là hành vi trái pháp luật và người thực hiện hành vi đó bị coi là có lỗi.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh