2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nghị định 38/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có hiệu lực vào ngày 01/06/2021 đã quy định cụ thể về các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả tùy tính chất và mức độ hành vi vi phạm. Trong số các quy định về biện pháp khắc phục hậu quả, có 02 biện pháp được nhắc đến đó là buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân và hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm. Vậy quy định trên được hiểu như thế nào, sẽ được Luật Hoàng Anh nói rõ trong bài viết dưới đây!
Xin lỗi là việc cá nhân, tổ chức biểu hiện hối tiếc hay hối hận cho các hành động trong quá khứ mình đã làm và bản chất có thể gây ảnh hưởng đến người khác về cả vật chất, tinh thần. Trong các tình huống không chính thức, nó có thể gọi là nói lời xin lỗi. Mục đích của xin lỗi là nói chung xin được tha thứ, hòa giải và khôi phục quan hệ giữa con người với nhau liên quan đến một hay nhiều tranh cãi.
Khi vi phạm quy định về sản xuất phim (Điều 6); vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn (Điều 11); Vi phạm quy định về thi người đẹp, người mẫu (Điều 12); Vi phạm quy định về hoạt động nhiếp ảnh (Điều 18); Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo (Điều 34) thì phải tiến hành xin lỗi công khai vì có thể ảnh hưởng đến quyền nhân thân và tác động đến một bộ phận dân cư, đánh vào niềm tin của người tiêu dùng từ thái độ của người vi phạm.
Việc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm được hiểu giống với biện pháp khắc phục hậu quả tại Điểm I, Khoản 1, Điều 28, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012: “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.”
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số tiền có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt; phải nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. Số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, đơn giá, số lợi bất hợp pháp thu được là số tiền tổ chức, cá nhân thu được.
Nghị định 38/2021/NĐ-CP chỉ quy định buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội. Và là hình phạt bổ sung mới được áp dụng so với hai Nghị định mới hết hiệu lực khi nghị định này ra đời.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh