2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định một số vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế, cụ thể như sau:
Theo Luật chuyển giao công nghệ 2006, việc đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ là quyền, không phải nghĩa vụ bắt buộc. Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 31 Luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định:
“1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:
a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
b) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
c) Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.”
Như vậy, hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ:
– Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
– Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
– Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Trên thực tế, khi thanh tra, kiểm tra thuế, cơ quan thuế thường yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ để đánh giá việc khấu trừ chi phí chuyển giao công nghệ, mặc dù Luật chuyển giao công nghệ 2006 không bắt buộc đăng ký. Với quy định mới của Luật chuyển giao công nghệ 2017, cơ quan thuế có cơ sở để loại trừ chi phí chuyển giao công nghệ nếu hợp đồng chuyển giao công nghệ không được đăng ký.
Trước đây, Luật chuyển giao công nghệ 2006 quy định việc thanh toán chuyển giao công nghệ được thực hiện theo các phương thức sau đây:
– Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hoá;
– Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Phương thức thanh toán khác do các bên thỏa thuận
Khoản 2 Điều 27 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định 5 hình thức thanh toán chuyển giao công nghệ như sau:
“2. Việc thanh toán được thực hiện bằng phương thức sau đây:
a) Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa;
b) Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh;
d) Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần;
đ) Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế của bên nhận;
e) Phương thức thanh toán khác do các bên thỏa thuận.”
Khoản 3 Điều 27 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định việc giá công nghệ chuyển giao trong các trường hợp sau đây phải được kiểm toán và thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và giá:
“3. Giá công nghệ chuyển giao phải được kiểm toán và thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và giá trong trường hợp sau đây:
a) Giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước;
b) Giữa các bên có quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
c) Giữa các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế.”
Theo quy định trên, cơ quan thuế có thể yêu cầu doanh nghiệp nhận công nghệ cung cấp tài liệu giá chuyển giao công nghệ đã được kiểm toán và hồ sơ xác định giá thị trường đối với công nghệ chuyển giao để xác định chi phí được trừ cho mục đích thuế TNDN.
Điều 39 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định những đối tượng sau đây được hưởng ưu đãi theo pháp luật về thuế:
– Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, vật mẫu, công nghệ trong nước chưa tạo ra được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, giải mã, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ; tài liệu, sách báo khoa học phục vụ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
– Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức, cá nhân đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ có thu nhập từ hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
– Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, giải mã công nghệ tại doanh nghiệp;
– Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về công nghệ và chuyển giao công nghệ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh