2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về cầm cố tài sản như sau:
“Điều 309. Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”
Trong quan hệ nghĩa vụ để đảm bảo quyền và lợi ích của bên có quyền không bị xâm phạm thì các bên có thỏa thuận về việc xác định một biện pháp bảo đảm đối vật, theo đó, bên có nghĩa vụ phải giao cho bên có quyền một tài sản thuộc sở hữu của mình. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền có thể dùng tài sản để thanh toán cho phần nghĩa vụ chưa được thực hiện. Cầm cố là kết quả của sự thỏa thuận từ hai phía với mục đích bên có nghĩa vụ, hoặc người thứ ba dùng tài sản của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Từ quy định trên có thể hiểu, cầm cố tài sản là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
Đối tượng của cầm cố tài sản là tài sản, tài sản có thể là động sản hoặc bất động sản. Mặc dù pháp luật không có quy định cụ thể về đối tượng của cầm cố, nhưng với bản chất của việc bên nhận cầm cố sẽ nắm giữ tài sản, nên có thể xác định tài sản cầm cố phải là vật có sẵn vào thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm. Theo đó, tài sản bảo đảm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
-Một là, vật cầm cố phải thuộc sở hữu của bên cầm cố
Khi bên cầm cố giao tài sản cho bên có quyền, quyền năng của họ đối với với tài sản sẽ bị hạn chế. Bên nhận cầm cố thực hiện chiếm hữu tài sản đó, đồng thời có quyền định đoạt tài sản khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ chính. Trên thực tế, đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì việc xác định bên cầm cố có phải chủ sở hữu của tài sản hay không sẽ rất dễ dàng, tuy nhiên, đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì việc xác định quyền sở hữu sẽ khó khăn hơn, từ đó dẫn đến rủi ro hơn cho bên nhận cầm cố. Do đó, bên nhận cầm cố cần cẩn thận trong việc xác định quyền sở hữu của tài sản trước khi nhận tài sản bảo đảm.
-Hai là, vật cầm cố phải là vật được phép chuyển giao
Khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản bằng các phương thức như: bán tài sản, nhận chính tài sản đó thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ. Do đó, tài sản cầm cố phải là tài sản có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự. Vì vậy, đối với tài sản mà pháp luật cấm giao dịch thì giao dịch cầm cố đó bị xem là vô hiệu, người nhận cầm cố sẽ phải gánh chịu rủi ro do không xử lý được tài sản.
Chủ thể trong quan hệ cầm cố bao gồm bên cầm cố và bên nhận cầm cố.
-Bên cầm cố: là bên phải giao tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Thông thường, bên cầm cố sẽ đồng thời là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm. Tuy nhiên cũng có trường hợp bên bảo đảm là bên thứ ba, không thuộc các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm, dùng tài sản của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Ví dụ: A giao xe của mình cho B để đảm bảo cho việc C sẽ trả khoản tiền mà C đã vay của B.
-Bên nhận cầm cố: là bên nhận tài sản của bên cầm cố để đảm bảo cho quyền và lợi ích của mình trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Bên nhận cầm cố luôn là đồng thời là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh