2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 315 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về các trường hợp chấm dứt cầm cố tài sản như sau:
“Điều 315. Chấm dứt cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
3. Tài sản cầm cố đã được xử lý.
4. Theo thỏa thuận của các bên”.
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, cầm cố tài sản có thể chấm dứt khi nghĩa vụ chính được bên thực hiện nghĩa vụ hoàn thành đầy đủ, nhưng cũng có thể kết thúc do bên mang nghĩa vụ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chính. Cụ thể, căn cứ vào quy định của pháp luật thì cầm cố tài sản chấm dứt trong 4 trường hợp sau:
Cầm cố nghĩa vụ phụ tồn tại song song bên cạnh nghĩa vụ chính, theo đó, bên nhận cầm cố thực hiện việc nắm giữ tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên mang nghĩa vụ. Do đó, khi nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt, tức bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình thì kèm theo đó biện pháp cầm cố cũng chấm dứt. Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết và chấm dứt khi nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt. Ví dụ: A cầm cố nhà cho B để đảm bảo cho khoản vay 200 triệu đồng trong thời hạn 1 năm. Do tính chất không thể di dời, nên B chỉ nắm giữ sổ đỏ để đảm bảo cho việc trả nợ của A. Kết thúc thời hạn 1 năm, A thanh toán cho B đầy đủ 200 triệu đồng đã vay. Lúc này, biện pháp cầm cố cũng được xem là chấm dứt, do không còn nghĩa vụ được bảo đảm, và A phải trả cho B sổ đỏ và giấy tờ có liên quan.
Khi xác lập giao dịch cầm cố các bên có thể thỏa thuận về các trường hợp hủy bỏ biện pháp cầm cố như: bên nhận cầm cố gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cầm cố, hoặc các căn cứ khác,…Lúc này, khi xảy ra các sự kiện làm hủy bỏ biện pháp cầm cố thì biện pháp cầm cố chấm dứt hiệu lực với các bên. Bên cạnh đó pháp luật cũng cho phép các bên được thỏa thuận thay thế biện pháp bảo đảm từ cầm cố sang bất kỳ biện pháp bảo đảm nào khác, như: thế chấp, bảo lãnh,…Khi thay thế biện pháp bảo đảm thì biện pháp cầm cố chấm dứt, thay vào đó làm phát sinh hiệu lực của biện pháp bảo đảm thay thế.
Khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ như thỏa thuận, thì bên nhận bảo đảm được quyền xử lý tài sản bảo đảm để thỏa mãn quyền được thanh toán của mình. Bên nhận bảo đảm có thể bán tài sản cầm cố, hoặc nhận chính tài sản cầm cố đó để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên mang nghĩa vụ. Khi tài sản cầm cố bị xử lý để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, thì tài sản cầm cố không còn như vậy biện pháp cầm cố cũng chấm dứt hiệu lực. Bên cạnh đó, tài sản cầm cố được xử lý thay thế cho nghĩa vụ chưa được thực hiện, tức nghĩa vụ được bảo đảm cũng chấm dứt. Từ đó, có thể thấy khi tài sản cầm cố đã được xử lý thì đồng nghĩa với việc nghĩa vụ được bảo đảm cũng chấm dứt, mà đối tượng của quan hệ cầm cố cũng không còn (đã được chuyển giao quyền sở hữu từ bên cầm cố sang cho một chủ thể khác), nên biện pháp cầm cố đương nhiên chấm dứt.
Các bên có thể thỏa thuận về việc chấm dứt biện pháp bảo đảm dù nghĩa vụ được bảo đảm vẫn chưa được thực hiện. Chấm dứt biện pháp cầm cố trong trường hợp này đồng nghĩa với việc nghĩa vụ được bảo đảm sẽ trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm, như vây bên có quyền sẽ phải chịu rủi ro nếu thỏa thuận chấm dứt biện pháp cầm cố trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Do đó, bên nhận bảo đảm hoàn toàn có quyền chủ động trong việc chấm dứt cầm cố tài sản.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh